DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Buộc nhân viên đi làm thêm vào ngày Tết bị xử phạt như thế nào?

Avatar

 

Có không ít những công ty sẽ làm xuyên Tết. Vậy có được buộc nhân viên làm việc vào dịp này không? Có bị xử phạt hay không? Người lao động làm việc ngày Tết hưởng mức lương ra sao?

(1) Có được bắt buộc nhân viên làm việc vào ngày Tết không?

Đầu tiên, tại Điều 112 của Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ, Tết như sau:

“Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); 

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); 

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); 

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).”

Điều này cho thấy việc nghỉ Tết là một trong những quyền lợi căn bản mà người lao động nhận được. Trong trường hợp người sử dụng lao động muốn yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào dịp này, thì cần phải đáp ứng được những điều kiện được quy định tại Điều 107 Bộ Luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

- Có được sự đồng ý của người lao động;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

(2) Bắt buộc người lao động đi làm vào ngày Tết bị xử phạt như thế nào?

Đối với trường hợp người sử dụng lao động có hành vi phớt lờ những điều kiện về yêu cầu làm thêm như đã nêu tại mục (1) sẽ phải chịu mức xử phạt theo quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: 

- Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật; 

- Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.”

Tuy nhiên, cần lưu ý mức phạt tiền với các hành vi vi phạm nói trên đang là mức phạt đối với cá nhân. Trường hợp đối với tổ chức thì sẽ gấp đôi.

(3) Người lao động làm việc ngày Tết được hưởng mức lương như thế nào?

Trường hợp muốn tổ chức làm thêm vào ngày Tết, người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương theo mức được Nhà nước quy định tại Điều 98 Bộ Luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương”

Ngoài ra, đối với trường hợp vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định nêu trên, còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc của ngày nghỉ lễ, Tết.

Để tổng kết lại, việc bắt buộc người lao động làm thêm vào ngày Tết là trái với quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động chỉ có thể tổ chức làm việc ngày Tết khi có sự đồng ý của người lao động và phải đảm bảo giờ làm việc, cũng như trả lương theo đúng quy định.

  •  228
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…