DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bồi thường gấp đôi số tiền đặt cọc vì "đổi ý" không bán nhà

Avatar

 

Ngày nay, vì muốn nhanh sinh lời, nhiều người đã "đổ tiền" đầu tư bất động sản. Trong các giao dịch bất động sản, bước đầu tiên xác lập việc đồng ý thực hiện giao dịch chính là hợp đồng đặt cọc. Và cũng không ít các vụ tranh chấp phát sinh khi giao kết hợp đồng đặt cọc này.

Bản án dân sự phúc thẩm 738/2018/DS-PT ngày 21/08/2019 về đòi tiền đặt cọc mua bán nhà là một ví dụ điển hình; tóm tắt nội dung vụ án như sau:

Nguyên đơn: bà N; Bị đơn: ông V

Nguyên đơn 2 lần đặt cọc với tổng số tiền là 400.000.000 đồng để mua nhà đất của bị đơn (giá chuyển nhượng là 2.850.000.000 đồng). Tuy nhiên, bị đơn liên tục từ chối chuyển nhượng với lý do giá nhà đất tăng cao nên không muốn bán theo giá cũ.

Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu hoàn trả số tiền đặt cọc và bồi thường số tiền tương đương sô tiền đặt cọc; tổng cộng là 800.000.000 đồng. Bản án dân sự sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; tuyên hủy hợp đồng đặt cọc và buộc bị đơn bồi thường.

Bị đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, phía bị đơn bổ sung lập luận là do trong giấy đặt cọc (do nguyên đơn phía tay) có sự sai sót về địa chỉ căn nhà chuyển nhượng nên bị đơn cho rằng không có cơ sở xác định hai bên đã giao dịch. Do đó, chỉ chấp nhận việc hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc.

Theo quy định pháp luật, đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; theo đó khi tiến hành giao kết, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015).

Từ nội dung bản án có thể thấy rằng, khi tiến hành đặt cọc, nguyên đơn và bị đơn đều thống nhất ý chí về việc chuyển nhượng căn nhà. Tuy nhiên, việc bị đơn từ chối thực hiện chuyển nhượng cho nguyên đơn khi đã nhận tiền đặt cọc đã vi phạm giao kết trong hợp đồng.

Khi hai bên tiến hành giao kết, nhà của bị đơn vẫn chưa được hoàn công nên chưa đủ điều kiện chuyển nhượng. Tuy nhiên, sau khi được cấp GCNQSDĐ - đã đủ điều kiện chuyển nhượng nhưng bị đơn vẫn không đồng ý chuyển nhượng theo nội dung đã thỏa thuận tại giấy đặt cọc. Việc nội dung giấy đặt cọc do bị đơn cung cấp có sự sai sót về địa chỉ được xác định là sơ sót về lỗi chính tả do hai bên đều đã xác nhận việc giao kết nhà đất nêu trên (bị đơn đã hai lần nhận tiền đặt cọc của nguyên đơn).

Như vậy, việc nguyên đơn khởi kiện yêu cầu trả lại tiền đặt cọc và bồi thường một số tiền tương đương tiền đặt cọc do bị đơn từ chối thực hiện giao kết ban đầu là hoàn toàn có cơ sở.

Từ những phân tích trên, căn cứ theo Điều 122 quy định về điều kiện giao dịch dân sự có hiệu lực và Điều 358 quy định về đặt cọc tại Bộ luật dân sự 2005 (vụ án xảy ra thời điểm Bộ luật dân sự 2015 chưa có hiệu lực), Tòa án phúc thẩm đã bác toàn bộ đơn kháng cáo của bị đơn; giữ nguyên bản án sơ thẩm và buộc bị đơn bồi thường cho nguyên đơn 800.000.000 đồng.

>>>Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

 

  •  8693
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…