DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bộ Công an đề xuất cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp

Avatar

 

Bộ Công an đề xuất Chính phủ cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp để tích hợp các thông tin về bảo hiểm, ngân hàng, bằng lái.

Ngày 11/8, thiếu tướng Tô Văn Huệ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, Bộ đã trình Chính phủ đề xuất trên trong dự án xây dựng căn cước công dân mới. Theo quy trình, hiện đề xuất này đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Theo tướng Huệ, thẻ căn cước gắn chíp điện tử sẽ có nhiều ưu điểm do lượng thông tin lưu trữ lớn gấp nhiều lần so với thẻ căn cước mã vạch. Loại thẻ này khi cấp cho công dân có thể được bổ sung trường thông tin, tích hợp với các dữ liệu khác của ngân hàng, bảo hiểm, bằng lái...

Thẻ căn cước công dân hiện nay được thiết kế bằng thẻ nhựa có chứa khoảng 20 thông tin. Ảnh: Phương Sơn

Từ năm 2016 đến nay, người dân được cấp thẻ căn cước công dân có mã vạch ở mặt sau. Lý giải việc không cấp loại thẻ căn cước gắn chíp điện tử ngay từ đầu để tránh lãng phí khi xây dựng cơ sở hạ tầng, đại diện Bộ Công an nói, từ 2012 khi bắt đầu xây dựng đề án cấp thẻ Căn cước công dân, Bộ đã đưa ra vấn đề này tuy nhiên lúc đó chíp điện tử còn đắt, công nghệ sản xuất hạn chế.

"Đến nay các doanh nghiệp trong nước có thể chủ động công nghệ và giá thành sản xuất rẻ hơn", đại diện Bộ Công an nói.

Bên cạnh phương án tự xây dựng cơ sở hạ tầng để cấp thẻ gắn chíp, Bộ Công an cũng báo cáo Chính phủ phương án thuê in thẻ, việc này giúp rút ngắn thời gian xây dựng và không phải mua máy, giảm chi phí.

Bộ Công an dự kiến trong trường hợp được Chính phủ, Quốc hội chấp thuận cấp thẻ gắn chíp, các đơn vị sẽ cấp cho công dân đủ 14 tuổi trở lên hay những người cấp lần đầu. Những người đã có thẻ căn cước công dân có mã vạch thì không bắt buộc phải đổi sang thẻ gắn chíp khi chưa hết hạn.

Trước đó hôm 10/8, trong cuộc họp của Thường vụ Quốc hội, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an nói, theo kế hoạch dự kiến, sau này mỗi công dân "chỉ cần tấm thẻ in mã chíp điện tử là có thể sử dụng cho giao dịch ngân hàng, bảo hiểm, giải quyết các thủ tục khác nhau".

Theo ông, "việc gắn chíp điện tử hay mã QR code vào thẻ căn cước công dân sẽ giúp truy vấn thông tin nhanh, thuận lợi hơn".

Bộ Công an bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân từ năm 2016, đến nay có 16 tỉnh, thành được trang bị hạ tầng để cấp với trên 16 triệu thẻ. Các tỉnh còn lại, công dân đang sử dụng chứng minh thư 9 và 12 số.

Dư kiến khi dự án thẻ gắn chíp được thông qua, các tỉnh, thành trên toàn quốc sẽ được cấp thẻ gắn chíp điện tử đồng bộ và đến tháng 7/2021 cả nước sẽ cấp được 50 triệu thẻ căn cước công dân.

Mặt sau thẻ căn cước hiện nay có in mã vạch. Ảnh: Phương Sơn

Chứng minh thư 9 số sử dụng từ năm 1957, sau 3 lần thay đổi vào những năm 1964, 1999, đến năm 2012 chuyển sang 12 số và đến năm 2016 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân có mã vạch ở mặt sau.

Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân và phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Theo VnExpress

  •  2602
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…