DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Biển hiệu tên doanh nghiệp quy định như thế nào trong quảng cáo?

Avatar

 
Biển hiệu tên doanh nghiệp hay còn gọi là biển hiệu quảng cáo đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp hay cửa hàng, cửa hiệu đối với người tiêu dùng. 
 
Bảng Hiệu thường được gắn trước các tòa nhà cao tầng thể hiện thông tin công ty ở mỗi tầng. Vậy, biển hiệu tên doanh nghiệp quy định như thế nào?
 
bien-hieu-ten-doanh-nghiep-quy-dinh-nhu-the-nao-trong-quang-cao?
 
1. Tên doanh nghiệp được đặt ra sao?
 
Căn cứ Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tên doanh nghiệp phải đúng quy định pháp luật về doanh nghiệp và được thể hiện như sau:
 
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
 
+ Loại hình doanh nghiệp.
 
+ Tên riêng.
 
- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
 
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
 
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
 
- Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp 2020, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
 
2. Doanh nghiệp không được đặt tên không được vi phạm những điều gì?
 
Cụ thể tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp như sau:
 
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020.
 
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
 
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
 
3. Biển hiệu của doanh nghiệp trong hoạt động quảng cáo quy định ra sao?
 
Cụ thể tại Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 quy định biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:
 
- Biển hiệu phải có các nội dung sau:
 
+ Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
 
+ Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
 
+ Địa chỉ, điện thoại.
 
- Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 Luật Quảng cáo 2012.
 
- Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
 
+ Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
 
+ Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
 
- Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
 
- Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định khác và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
  •  1217
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…