DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bị cưỡng chế ngưng sử dụng hóa đơn, muốn thanh lý tài sản có được xuất hóa đơn?

Avatar

 

Khi một doanh nghiệp bị cưỡng chế ngưng sử dụng hoá đơn nhưng muốn thanh lý tài sản của doanh nghiệp thì có xuất hoá đơn được không? Cụ thể qua bài viết sau.

Cưỡng chế ngưng sử dụng hoá đơn là biện pháp gì?

Theo khoản 1, khoản 2  Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:

- Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà:

+ Không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 

+ Đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước 

+ Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan hải quan.

- Trong đó:

Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: 

+ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; 

+ Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; 

+ Thông báo tiền thuế nợ; 

+ Quyết định thu hồi hoàn; 

+ Quyết định gia hạn; 

+ Quyết định nộp dần; 

+ Quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; 

+ Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; 

+ Quyết định về bồi thường thiệt hại; 

+ Quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

Hóa đơn bị ngừng sử dụng bao gồm: 

+ Hóa đơn tự in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in; 

+ Hóa đơn đặt in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc cơ quan thuế đặt in; 

+ Hóa đơn điện tử do các tổ chức, cá nhân kinh doanh khởi tạo, lập theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn:

+ Thông tin về hóa đơn của người nộp thuế bị cưỡng chế tại cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế hoặc dữ liệu của cơ quan, tổ chức khác (nếu có).

+ Thông tin về tình hình sử dụng hóa đơn do người nộp thuế bị cưỡng chế và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác (nếu có) cung cấp theo yêu cầu của cơ quan thuế trong trường hợp cơ sở dữ liệu tại cơ quan thuế không đầy đủ.

Như vậy, cưỡng chế ngưng sử dụng hóa đơn là biện pháp mà cơ quan thuế dùng để áp dụng đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm thuế khi có đầy đủ các căn cứ theo quy định trên. Khi bị cưỡng chế thì doanh nghiệp không được phép sử dụng hóa đơn cho đến khi có quyết định cho sử dụng lại.

Doanh nghiệp bị cưỡng chế ngưng sử dụng hóa đơn, muốn thanh lý tài sản có được xuất hóa đơn?

Theo điểm d khoản 4 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn mà người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì cơ quan thuế tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh với điều kiện người nộp thuế phải nộp ngay ít nhất 18% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng vào ngân sách nhà nước.

Như vậy, nếu doanh nghiệp đang bị cưỡng chế ngưng sử dụng hoá đơn nhưng có văn bản xuất hoá đơn thanh lý tài sản để có nguồn thanh toán tiền lương hay các chi phí đảm bảo kinh doanh liên tục thì được sử dụng hoá đơn theo từng lần phát sinh. Đồng thời, doanh nghiệp phải nộp ít nhất 18% doanh thu từ thanh lý tài sản đó vào NSNN.

Quyết định cưỡng chế ngưng sử dụng hoá đơn được ban hành tại thời điểm nào?

Theo điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định quyết định cưỡng chế được ban hành tại các thời điểm sau:

- Ngay sau ngày hết thời hiệu của quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế; quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập đối với cá nhân; quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan (nếu có) hoặc ngay sau ngày đủ điều kiện chuyển biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.

- Trường hợp quyết định cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn hết hiệu lực mà người nộp thuế chưa nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, nếu không đủ điều kiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế tiếp theo hoặc áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn mà có hiệu quả thì cơ quan quản lý thuế tiếp tục áp dụng biện pháp cưỡng chế có hiệu quả. 

Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này mà có thông tin, điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo hiệu quả hơn thì cơ quan quản lý thuế đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

Như vậy, thông thường quyết định cưỡng chế ngưng sử dụng hoá đơn được ban hành ngay sau ngày hết thời hiệu của các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế hoặc ngay sau ngày đủ điều kiện chuyển biện pháp cưỡng chế.

  •  119
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…