DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bảo vệ chung cư có quyền khóa bánh xe của tài xế vi phạm hay không?

Avatar

 

Bảo vệ chung cư có được khóa bánh xe, xử phạt khi tài xế đậu xe sai quy định trong khu chung cư không? Từ vụ tai nạn thương tâm của nam bảo vệ bị tài xế lái xe ô tô đâm dẫn đến tử vong khi tài xế này đậu xe sai quy định, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin để làm rõ vấn đề trên.

Vừa qua, trên các trang mạng xã hội hay các trang báo điện tử đều đồng loạt đưa tin về vụ việc một nam bảo vệ đã tử vong do bị xe ô tô đâm.

Cụ thể, chiếc ô tô này đậu xe sai quy định khi đó bảo vệ đã khóa bánh của xe này. Tiếp đến, sau khi được mở khóa, tài xế của ô tô này không chấp hành viết cam kết mà đã phóng xe đâm vào nam bảo vệ khiến người này tử vong sau khi vào bệnh viện cấp cứu.

Theo quy định hiện hành, có 2 loại đường nội bộ trong khu chung cư: Đường nội bộ thuộc về phần sở hữu chung của nhà chung cư và không thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư. Căn cứ tại Khoản 2 Điều 100 Luật Nhà ở 2014 quy định: 

Đường nội bộ thuộc về phần sở hữu chung của nhà chung cư, cụ thể đây là hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó.

Tuy nhiên, nếu hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung dự án đã được phê duyệt thì đây không được xem như phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Theo quy định hiện hành, có 2 loại đường nội bộ trong khu chung cư: Đường nội bộ thuộc về phần sở hữu chung của nhà chung cư và không thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Như vậy, có thể chia làm 02 trường hợp là đường nội bộ thuộc hoặc không thuộc về phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Trường hợp 1: Đường nội bộ thuộc về phần sở hữu chung của nhà chung cư

Theo đó, nếu đường nội bộ thuộc về phần sở hữu chung của nhà chung cư, Ban Quản lý tòa chung cư có quyền thay mặt các chủ sở hữu thực hiện việc quản lý theo Quy chế quản lý nhà chung cư mà Bộ Xây dựng đã hướng dẫn trong Thông tư 02/2016/TT - BXD.

Như vậy, mọi cư dân, khách tới đây đều phải tuân thủ quy định mà khu đô thị đưa ra, thống nhất trong đó có quy định khu vực không được phép dừng, đỗ xe.

Vậy nên, họ hoàn toàn có quyền đặt ra các yêu cầu nội bộ, trong đó có việc hạn chế việc đi lại của người dân khi đi qua khu đô thị, ấn định các vị trí cấm dừng/đỗ xe và hình thức xử phạt với các phương tiện vi phạm. 

Việc đỗ xe không đúng vị trí có thể bị coi là hành vi lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung của khu chung cư, theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Nhà ở 2014, cho nên việc áp dụng hình thức xử lý là "khóa bánh xe" là đúng quy định của pháp luật.

Do đó, bảo vệ khu đô thị có quyền thực hiện các biện pháp tình thế như khóa bánh xe để xử lý hành vi vi phạm.

Trường hợp 02: Đường nội bộ không thuộc về phần sở hữu chung của nhà chung cư

Nếu đường nội bộ là hệ thống hạ tầng kỹ thuật được sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước, thì đường nội bộ không được coi là phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Việc sử dụng đường nội bộ thực hiện theo quy định trong hồ sơ dự án được cấp phép hoặc văn bản của cơ quan quản lý nhà nước.

Vì vậy, đối với những phương tiện vi phạm trong khu vực này mà bảo vệ tự ý khóa bánh là trái pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu đối với chủ phương tiện. Việc xem xét, xử lý hành vi vi phạm trong trường hợp này thuộc về lực lượng trật tự, giao thông của chính quyền địa phương.

Tóm lại: nếu việc di chuyển phương tiện trong tuyến đường nội bộ khu đô thị không gây ảnh hưởng lớn, bảo vệ/đại diện BQL khu đô thị nên linh hoạt cho phép xe di chuyển, không nên áp dụng quá cứng nhắc quy định của pháp luật. 

Trong trường hợp phát hiện phương tiện đỗ xe không đúng quy định nên ưu tiên nhắc nhở, giải thích cho chủ xe trên nguyên tắc đảm bảo sự hài hoà, lợi ích cho các bên. Biện pháp khoá bánh xe dù được thực hiện đúng quy định hay không cũng không phải là giải pháp tối ưu, mà giải pháp tốt hơn hết là khi chủ xe cố tình chống đối, có thái độ không hợp tác là thông báo sự việc với chính quyền địa phương để sự việc được giải quyết đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, cần xem xét đến trách nhiệm của chính quyền địa phương cũng như các cơ quan quản lý có liên quan, nhất là việc quản lý về phần diện tích chung của khu dân cư, diện tích nơi đỗ xe… Bởi lẽ, để xảy ra tình trạng này cũng xuất phát từ việc lơ là, không sát sao trong việc quản lý các khu đô thị nói chung của chính quyền địa phương.

Đặc biệt, mỗi người dân cần tự có ý thức thực hiện đúng quy định pháp luật về giao thông đường bộ để tránh những trường hợp vi phạm không đáng có xảy ra.

  •  2366
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…