DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bạo hành con cái – cha mẹ đối diện với mức án nào?

Avatar

 

Xử lý hành vi bạo hành con cái của cha mẹ đang ngày càng được sự quan tâm từ xã hội trước thực trạng cha mẹ có hành vi ngược đãi, đánh đập con cái với mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng thể hiện qua các vụ án trấn động dư luận dạo gần đây. Với hành vi bạo hành, cha mẹ phải đối diện với những chế tài nào?

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái

Luật Hôn nhân và gia đình 2014, pháp luật cũng đặt ra những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Theo đó bao gồm các hành vi, trách nhiệm.

"Thương yêu, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo, giáo dục để con được phát triển lành mạnh trên mọi phương diện.

Nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không đủ điều kiện tài chính để tự nuôi mình.

Thực hiện các quy định về giám hộ hoặc đại diện theo các quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Các hành vi cấm cha mẹ thực hiện: phân biệt đối xử, lạm dụng sức lao động của con cái, xúi giục hoặc ép buộc con làm việc trái pháp luật và đạo đức xã hội”

Hành vi bạo lực gia đình

Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, bạo lực gia đình có thể được thể hiện ở các hình thức như: Bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục.

Trong đó, hành vi đánh đập, ngược đãi hoặc cố ý xâm phạm sức khỏe, tính mạng (bạo lực về thể chất), xảy ra phổ biến và với mức độ nghiêm trọng nhiều hơn.

Hành vi bố mẹ đánh đập con cái là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, do đó tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà bố mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Xử phạt vi phạm hành chính

Đối với hành vi bạo hành con cái, người có hành vi bạo hành có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng hoặc bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng tùy thuộc vào từng trường hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài việc bị xử lý theo pháp luật dân sự, pháp luật hành chính, cha mẹ có hành vi bạo hành con cái cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy tính chất của từng sự việc; cha mẹ bạo hành con cái có thể sẽ bị xử lý về các tội sau đây:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015), khung hình phạt cao nhất có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tội hành hạ người khác (căn cứ Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015), bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm đối với người dưới 16 tuổi, gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên; đối với 02 người trở lên.

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái hoặc người có công nuôi dưỡng mình (căn cứ Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015), người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể con, cháu, thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu phạm tội thuộc trong trường hợp đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Như vậy, khi có hành vi bạo hành con cái, cha mẹ hoàn toàn có thể bị ngồi tù do hành vi nguy hiểm dẫn đến phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

  •  739
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…