Những “cơn bão” bất chợt đỗ bộ trên các nẻo đường từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam diễn ra như chuyện “đến hẹn lại lên”.Cơn bão lan tỏa bởi hiệu ứng U23 VIỆT NAM. Bão khơi nguồn từ những trận thắng của đội tuyển U23 Việt Nam tại vòng chung kết U23 Châu Á được tổ chức tại Thường Châu_TrungQuốc. Khi ấy, đội bóng nước nhà đã có những trận cầu mang đến cho người hâm mộ bóng đá nước nhà cái cảm xúc như đang leo lên từng nấc thang của cung bậc cảm xúc, lúc nín lặng, khi vỡ òa mừng rỡ,…
Hòa cũng niềm vui chiến thắng là những dòng xe từ các ngõ ngách, nẻo đường ùa ra các trục đường chính với cờ,bang rôn, biểu ngữ, trống, kèn…tạo thành dòng xe đông nghịt mà nay ta hay gọi là “bão”.
Và mấy hôm nay, “bão” lại nhen nhóm nổi lên vì ASIAD 2018 (Á VẬN HỘI) đang diễn ra, nơi mà
đội bóng của chúng ta đang thi đấu và đã vào vòng bán kết. Đến đây, ta cũng đã biết “bão” nổi lên từ đâu?và vì sao có “bão”?“Bão” là cách thể hiện niềm vui mừng sau những chiến thắng của đội bóng nước nhà, nó cũng nổi lên khi đội nhà không thắng. Chung quy lại có thể thấy, khi nào U23 Việt Nam (đội tuyển Việt Nam) thi đấu thì y như rằng sẽ có “bão”. Những yếu tố góp thành “bão” là niềm vui chiến thắng, sự phấn khích của mỗi cá nhân, sự tò mò, từ tâm lý đám đông,… nhưng yếu tố “nhân tạo” tạo thành.
Trên đây ta có thể thấy “bão” nếu nhìn ở góc độ “tinh thần dân tộc” cơn bão này đã kéo mọi người
xít lại gần nhau, trao nhau những nụ cười thân thiện, chung vui dù có thể là những người xa lạ. Nhưng khi nhìn ở góc độ “trật tự an toàn giao thông đường bộ” cơn bão này đã gây nên hệ lụy tắc đường, gây mất trật tự giao thông đường bộ và bên cạnh đó là vô số người vi phạm luật giao thông đường bộ. Trong “cơn bão” ta có thể nhìn thấy những hành vi vi phạm:
11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn
chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo
quy định của Luật này.
- Khoản 4, Điều 18 Luật giao thông đường bộ
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành
vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba
bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- …
Những lỗi vi phạm kể trên, thông thường khi bị lực lượng chức năng phát hiện, người vi phạm sẽ bị
xử lý vi phạm hành chính kèm theo biên bản phạt vi phạm luật giao thông đường bộ. Nhưng khi
“bão” xảy ra, có thể nói điều mà lực lượng chức năng thực hiện đấy là giám sát, thực hiện các hành
động nhằm mục đích ổn định trật tự, tránh gây bạo động,… Đây có thể xem là một biện pháp xử lý
“bão” của lực lượng chức năng, việc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật về giao thông
dường như không được thực hiện áp dụng. Qua đây, tôi đặt ra nhận định: “bão” là một ngoại lệ mà
khi ấy, người vi phạm luật giao thông đường bộ không bị xử phạt. Các bạn có đồng tình với nhận
định này của tôi không?