DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bản mô tả vị trí việc làm khi tuyển dụng có được quy định cụ thể nội dung giới tính không?

Avatar

 

Trong bản mô tả vị trí việc làm khi tuyển dụng lao động thì mục giới tính cần cho công việc đó có để là yêu cầu cụ thể nam hoặc nữ không?

Bài viết này cung cấp quy định pháp luật về vấn đề trên.

Quy định cụ thể nội dung giới tính trong bản mô tả vị trí việc làm khi tuyển dụng có tính là phân biệt đối xử trong lao động không?

Khái niệm phân biệt đối xử trong lao động có quy định tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 về Giải thích từ ngữ

Theo đó, trong Bộ luật lao động 2019, các từ ngữ được hiểu như sau:

+ Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.

Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.

Bản mô tả vị trí việc làm khi tuyển dụng có được quy định cụ thể nội dung giới tính không?

Quy định tại Điều 8 Bộ luật lao động 2019:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

- Phân biệt đối xử trong lao động.

- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Theo đó, phân biệt đối xử trong lao động là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.

Theo quan điểm của tác giả, nếu việc phân biệt giới tính cho vị trí việc làm cụ thể tại doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử và có thể đặt yêu cầu phân biệt giới tính như vậy, còn nếu công việc đó không có căn cứ gì để yêu cầu đặc thù về giới tính nam hoặc nữ thì đơn vị không được đặt yêu cầu như vậy để không bị rơi vào trường hợp vi phạm điều cấm của Bộ luật lao động.

Phân biệt đối xử trong lao động có bị phạt hành chính không?

Tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định phạt hành vi Phân biệt đối xử trong lao động tại Điều 8 như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sau đây: Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

 
  •  195
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…