DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường về năng lượng mặt trời

Avatar

 

Thứ nhất, báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư điện mặt trời

Hiện nay, tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện mặt trời có quy mô diện tích từ 200ha trở lên phải lập báo báo đánh giá tác động môi trường. Còn đối với các dự án có diện tích từ 50ha đến dưới 200ha phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Đối với các dự án quy mô nhỏ dưới 50ha thì không phải thực hiện các trình tự, thủ tục về đánh giá tác động môi trường cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều địa phương có các dự án điện mặt trời áp mái có quy mô nhỏ (phần lớn khoảng 1MWp), không thuộc đối tượng phải thực hiện các thủ tục pháp lý về quy trình đánh giá tác động môi trường.

Dự án đầu tư nhà máy điện mặt trời phải thực hiện quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2014. Theo đó, dự án đầu tư xây dựng nhà máy quang điện có quy mô diện tích từ 200ha trở lên phải lập báo báo đánh giá tác động môi trường và dự án có diện tích từ 50ha đến dưới 200ha phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Mặc dù các dự án quy mô nhỏ dưới 50ha không phải thực hiện các trình tự, thủ tục về đánh giá tác động môi trường cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường, nhưng vẫn phải thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định  40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. Đồng thời việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý pin mặt trời khi hết hạn sử dụng vẫn phải được thực hiện theo các quy định nêu trên.

Thứ hai, bảo vệ môi trường đối với tấm pin năng lượng mặt trời thải bỏ

Thành phần chính của các tấm pin năng lượng mặt trời bao gồm khung nhôm, kính cường lực, màng bảo vệ, pin, tấm nền, dây dẫn và hộp kết nối. Đồng thời, tuổi thọ trung bình của các tấm pin năng lượng mặt trời từ 10 đến 20 năm, tùy thuộc vào địa điểm và môi trường khu vực triển khai dự án.

Thứ ba, quy định bảo vệ môi trường đối với dự án điện mặt trời áp mái.

Đối với các dự án điện mặt trời áp mái có quy mô nhỏ dưới 50ha thì chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường, nhưng vẫn phải thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định. Việc các nhà đầu tư triển khai các dự án điện mặt trời, phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo và việc các nhà sản xuất, phân phối tiến hành thu hồi các tấm pin năng lượng sau khi hết hạn sử dụng để tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải là hoạt động được khuyến khích, phù hợp với chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Bảo vệ môi trường 2014.

Thứ tư, quy trình xử lý chất thải tấm pin năng lượng mặt trời.

Việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ hiện nay được quy định tại Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Quyết định 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 và Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, các nhà sản xuất các sản phẩm thuộc danh mục quy định phải thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam sau đó tổ chức xử lý sản phẩm thải bỏ đã thu hồi theo quy định về quản lý chất thải theo các hình thức như trực tiếp xử lý; chuyển giao cho các đơn vị xử lý chất thải trong nước có chức năng phù hợp; xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý; tái sử dụng hoặc các hình thức khác theo quy định.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 22), các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý phải đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải và giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này. 

  •  4376
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

3 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…