DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Acecook và Rapper Đen Vâu kiện tác giả được không?

Avatar

 

Acecook và Rapper Đen Vâu kiện tác giả được không?

Những quy định về quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam thật sự chưa có tính phổ quát, kiến thức pháp luật trong lĩnh vực này đối với người dân có thể nói là rất hạn chế. Mình có tham gia môt nhóm trên facebook là nơi giao lưu của những người có làm việc hoặc biết chút ít về thiết kế đồ họa và gặp một trường hợp khá là “thú vị”.

Chuyện là một bạn A thiết kế một tấm hình, và một bạn B khác lấy tấm hình này (không xin phép) để in làm ốp lưng điện thoại và rao bán. Bạn A bức xúc mới đem lên nhóm bóc phốt. Mình sẽ post hình ở ngay dưới để các bạn xem.

Các bạn có thấy gì đặc biệt không?

Thứ nhất, nguyên văn câu được thiết kế trên tấm hình là một đoạn trong lời bài rap của Rapper Đen Vâu, đó là bài rap khá nổi gần đây “Anh đếch cần gì nhiều ngoài em”.

Thứ 2, chữ “Hảo Hảo” trong hình là chép nguyên si từ thương hiệu mì chua cay Hảo Hảo, thuộc sở hữu của Acecook.

Quay lại câu chuyện lúc đầu, bạn A “bóc phốt” bạn B có hợp lý không?

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 thì việc bảo hộ quyền tác giả được tính từ thời điểm tác phẩm được công bố lần đầu ra công chúng. Như vậy, tính từ thời điểm A post tấm hình lên facebook, thì việc bảo hộ quyền tác giả đã chính thức phát sinh. Việc B lấy hình của A sử dụng với mục đích thương mại mà không có sự đồng ý của A là hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ.

Nhưng tác phẩm của A có vi phạm pháp luật không?

Như vấn đề mình đã đặt ra ở đầu bài viết. Nội dung tấm hình có nguyên văn lời bài hát của Đen Vâu. Việc A phỏng tác nó từ dạng bài hát sang dạng graphic được xem là làm tác phẩm phái sinh.

Và chữ “Hảo Hảo” trong hình là chép 100% từ trên gói mì Hảo Hảo thật từ font chữ đến màu sắc.

Vậy tác phẩm của A có vi phạm hay không được chia làm 02 trường hợp.

Trường hợp đầu tiên, nếu A đã xin phép và được sự chấp thuận sử dụng lời bài hát cũng như hình ảnh chữ Hảo Hảo từ Đen Vâu và Acecook thì đương nhiên là tác phẩm của A đảm bảo tính hợp pháp.

Trường hợp còn lại, chỉ cần chưa có sự chấp thuận của 1 trong 2 chủ sở hữu đã nêu ở trên thì tác phẩm của A đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm âm nhạc của Đen Vâu cũng như quyền sở hữu nhãn hiệu của Acecook.

Có ý kiến cho rằng tác phẩm của A tạo ra không có mục đích thương mại cho nên không vi phạm Luật sở hữu trí tuệ, liệu có đúng?

Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, quy định những trường hợp được phép sử dụng tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; 
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; 
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; 
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; 
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; 
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; 
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; 
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; 
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; 
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng. 


Như vậy, có thể thấy việc sử dụng một phần bài hát của Đen Vâu, cũng như nhãn hàng Hảo Hảo của Acecook là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của A. Và chủ sở hữu có quyền khởi kiện tác giả ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, A có thể bị xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả.

Căn cứ vào Khoản 15 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, A có thể bị xử phạt 10 đến 20 triệu đồng với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Ngoài ra A còn phải chịu những hình phạt bổ sung theo quy định.

 

  •  5903
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…