DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Xài ké” Wi-Fi nhà hàng xóm có bị xử phạt?

Avatar

 

Đối với một vài người, việc sử dụng “ké” Wi-Fi là việc làm bình thường hàng ngày; thậm chí, có một vài trường hợp còn cố ý “bẻ” mật khẩu Wi-Fi để sử dụng vì mục đích cá nhân. Dưới góc độ pháp luật, hành vi dùng trộm Wi-Fi này có bị xử lý không?

Trong một lần trao đổi với vnexpress.vn, Trung tá Ngô Minh An - Đội trưởng đội chống tội phạm công nghệ cao Công an Hà Nội cho biết hành vi phá mật khẩu Wi-Fi để sử dụng "chùa" bị quy vào tội trộm cắp. Như vậy, việc xử lý hành vi dùng trộm Wi-Fi được chia làm 02 trường hợp sau đây:

*Nếu Wi-Fi không được cài mật khẩu

Nếu bạn đang “xài ké” Wi-Fi không được cài đặt mật khẩu thì hãy yên tâm, vì hành vi này pháp luật không cấm. Việc bạn cần giải quyết là thỏa thuận với chủ sở hữu Wi-Fi nếu bị phát hiện nhé!

*Nếu Wi-Fi được cài mật khẩu

Như đã trích dẫn đầu bài, hành vi cố ý phá mật khẩu Wi-Fi để sử dụng "chùa" bị quy vào tội trộm cắp tài sản. Theo Trung tá Ngô Minh An - Đội trưởng đội chống tội phạm công nghệ cao Công an Hà Nội, thông thường mức xử phạt đối với hành vi này là kiểm điểm, cảnh cáo vì thiệt hại tài sản không lớn do chủ sở hữu Wi-Fi thường đăng ký gói cước trọn gói hàng tháng.

Tuy nhiên, nếu cố ý phá mật khẩu Wi-Fi để sử dụng "chùa" mà xảy ra thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu khiếu nại khi phát hiện thì có thể bị xử lý. Đối với hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý theo 02 hướng sau đây:

>>>Bị xử phạt hành chính

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nếu cá nhân có hành vi trộm cắp tài sản thì có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

>>>Bị truy cứu trách nhiệm hình sự

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi: Dùng trộm Wi-Fi mà gây thiệt hại về tài sản hoặc để chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên sẽ phạm tội Trộm cắp tài sản (theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 34 Điều 1 Bộ luật hình sự sửa đổi 2017)

- Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với hành vi: Cố ý bẻ mật khẩu để sử dụng Wi-Fi của người khác vì mục đích chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông (quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự 2015)

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi: Cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ (quy định tại Điều 289 Bộ luật hình sự 2015).

  •  6872
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…