DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Há miệng mắc quai” có nghĩa là gì? Nhận hối lội bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Avatar

 

Há miệng mắc quai có nghĩa là gì? Bắt nguồn từ đâu?

Nhiều người xem thành ngữ “Há miệng mắc quai” vốn được bắt nguồn từ việc quan sát vật hoặc con vật xung quanh, sau đó mới dùng vật để ví với người. Theo hướng này, từ “quai” có hai cách lý giải khác nhau:

Thứ nhất, quai được xem là các loại dây buộc ở miệng một số đồ dùng như giỏ, gùi... Vì sát cạnh miệng lại dây rợ lòng thòng nữa nên khi mở nắp, mở miệng các vật này thì để bị mắc quai. Sự lòng thòng của quai có thể có tính biểu trưng về bản thân sự khuyết điểm, sự mắc mớ, ràng buộc.

Thứ hai, quai được xem là từ rút gọn của từ quai thiếc hay hàm thiếc ở miệng con ngựa. Mỗi khi ngựa định mở miệng thì bị quai thiếc ghì chặt thêm, siết lại mạnh hơn. Nên mỗi khi có hành động liên quan đến chiếc quai sẽ khiến chú ngựa phải dè chừng để tránh làm tổn thương bản thân. Quả thật, cách hiểu như trên cũng có những cơ sở nhất định bắt nguồn từ ngàn xưa và những kinh nghiệm trong quá trình sống, quan sát sự vật hiện tượng của ông cha từ ngàn xưa.

Từ ý nghĩ ban đầu này, dần dần thành ngữ “Há miệng mắc quai” được mở rộng ra để chỉ những người do mắc khuyết điểm, hay hành động thái quá dẫn đến hậu quả không nói được người khác nữa, nói người là đụng chạm đến bản thân mình. Trong trường hợp này quai được hiểu theo nghĩa biểu trưng là “cái níu giữ, khiến không cho nói ra sự thật về ai đó”. Như vậy, dẫu có cái quai cụ thể hay cái quai vô hình thì nó đều có sức nặng và sức mạnh ghê gớm. Nó có thể trói buộc chân lý và lẽ công bằng ở đời, nó có thể làm người ta đánh mất mình.

Ngày nay, ánh hào quang của hư vinh, hao phú quý đang giăng bẫy khắp nơi, khi mà nạn ô dù và hối lộ đang tồn tại và tiếp diễn trong xã hội, thì câu thành ngữ “Há miệng mắc quai” cũng là một lời răn, lời cảnh tỉnh đối với mọi người trước nạn tham ô, hối lộ trong xã hội.

Từ ý nghĩa của thành ngữ “Há miệng mắc quai” còn được mở rộng để phê phán hành động ăn đút lót, hối lộ của một số bộ phận những người giữ chức vụ trong xã hội. Tức là khi đã ăn hối lộ của người khác thì không thể nói xấu hay bình phẩm người ta được. Ví dụ, một người trót nhận tiền hối lệ của người khác thì không dám phê phán hay bình phẩm, nói ra những việc làm sai trái của người đó.

Bên cạnh đó, “Há miệng mắc quai” còn được dùng để phê phán những người không dám lên tiếng về khuyết điểm hay hành động sai trái của người khác. Nguyên nhân là bởi họ sợ ảnh hưởng đến quyền lợi hoặc đụng chạm đến chính mình. Trong trường hợp này, “quai” được hiểu là sự níu giữ, một rào cảng không dám nói sự thật về ai đó.

Há miệng mắc quai

Há miệng mắc quai

Tác hại của “Há miệng mắc quai” là gì?

Há miệng mắc quai – một câu thành ngữ đơn giản nhưng có sức ảnh hưởng lớn. Chúng có thể trói buộc công bằng và chân lý ở đời; khiến con người bị sức mạnh của đồng tiền và các giá trị vật chất chi phối, đánh mất chính mình.

“Há miệng mắc quai” có thể làm tha hóa nhân cách con người; khiến cho ta không còn tin vào pháp luật hay điều công lý. Khi đó, sẽ không có sự tin tưởng giữa người với người. Họ chỉ biết sống cho chính mình, làm cái gì cũng chỉ nghĩ cho lợi ích cá nhân, không ngần ngại khi đưa, nhận hối lộ, luồng lách pháp luật nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Từ đó, xây dựng nên một xã hội kém văn minh và ngày càng tụt lùi.

Bài học rút ra từ thành ngữ Há miệng mắc quai

“Há miệng mắc quai” để lại cho chúng ta những bài học giá trị trong cuộc sống. Nhất là trong xã hội mà sức mạnh đồng tiền có thể tác động và chi phối đến hành động, đạo đức của một số cá nhân. Vì vậy, con người nên sống thẳng thắn và chân thật, không làm những điều sai trái.

“Há miệng mắc quai” mang hàm ý khuyên chúng ta hãy sống thẳng thắn, chân thật và đừng sống giả dối. Trong cuộc sống, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, sẽ đáng trân trọng hơn nếu chúng ta dám đối diện với sai lầm của bản thân. Điều này sẽ giúp ta khắc phục điểm yếu để hoàn thiện bản thân tốt hơn.

Nếu thấy người khác mắc sai lầm, đừng ngần ngại mà hãy đứng lên giúp họ hiểu được cái sai của mình dù bạn cũng đang mắc khuyết điểm tương tự. Đây chính là bản lĩnh con người và cũng là cơ hội để bạn thay đổi bản thân theo hướng tích cực hơn.

Tội nhận hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Căn cứ Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, tội nhận hối lộ được quy định như sau:

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong những trường hợp sau đây:

- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Lợi ích phi vật chất.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Có tổ chức.

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn.

- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng.

- Phạm tội 02 lần trở lên.

- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước.

- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên.

- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại 354 Bộ luật Hình sự 2015.

  •  1960
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…