DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Đánh ghen” có phải là cách xử lý khôn ngoan khi phát hiện đối phương ngoại tình?

Avatar

 

Hôn nhân, tình yêu là một trong những vấn đề mà xã hội đặt cho những mối quan tâm hàng đầu. Theo giải thích từ ngữ của Luật hôn nhân và gia đình 2014, “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.” Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp, khi đứng trước lễ đuờng, hai con người hẹn thề sẽ yêu thương nhau đến cuối đời, ở bên nhau ngay cả lúc hạnh phúc lẫn khổ đau. Tuy nhiên không phải lời thề nào cũng sẽ thành sự thật, và không phải cuộc hôn nhân nào cũng hạnh phúc. Và từ những cuộc hôn nhân không hạnh phúc xuất hiện những vấn đề rất “nóng” mà xã hội quan tâm như “đánh ghen”, “không chung thuỷ”, “ngoại tình”, “bạo hành gia đình”, “người thứ ba”.

Về mặt “tình”, thì những người phá vỡ lời thề trong hôn nhân là những người sai và sẽ phải chịu sự dằn vặt. Nhưng xét về “lí”, tức là về mặt pháp luật, thì họ có phải chịu hậu quả gì không? Đâu là cách đúng đắn nếu chẳng may chúng ta rơi vào hoàn cảnh “người bạn đời” trở thành “kẻ thù đời”.

Hiến pháp năm 2013 quy định "Hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ, một vợ một chồng", có nghĩa rằng Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận hôn nhân có hai người. Những biến dị khác như hôn nhân đa thê hoặc tảo hôn đều là vi hiến. Tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng đưa ra những hành vi bị cấm như:

“…

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

…”

Và nếu phát hiện bạn đời của mình vi phạm điều trên, phản ứng của “người trong cuộc” thường thấy là “đánh ghen” hoặc “bạo hành gia đình”. Tuy nhiên, đây không phải là một ý kiến phù hợp với pháp luật và văn hoá xã hội. Do đó, trong trường hợp này, cần phải tỉnh táo và nắm chắc các điều luật sau đây.

    Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính bổ trợ tư pháp hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có quy định như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;”

Theo điều luật trên, hành vi ngoại tình sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Cùng với đó, nếu bạn đời của bạn có hành vi ngoại tình thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn khi cảm thấy không thể chung sống, đời sống chung không thể kéo dài theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Thứ hai, Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Do đó, căn cứ vào hậu quả gây ra do hành vi ngoại tình mà đối phương có thể bị xử lý theo mức phạt tương ứng. Nếu đối phương ngoại tình dẫn đến việc hai bạn ly hôn thì đối phương có thể bị xử phạt cải tại không giam giữ hoặc bị phạt tù theo như quy định trên. Bạn cũng cần đưa ra những chứng cứ để chứng minh đối phương có hành vi ngoại tình để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết .

Có thể thấy, đây chính là cách giải quyết tốt nhất cho trường hợp phát hiện ra người kết hôn với bạn đã “ngoại tình”. Bởi có đã có những trường hợp thực hiện “đánh ghen” đã phải chịu trách nhiệm hình sự (vụ đánh ghen tại huyện Cái Nước, Cà Mau, vụ ba cô gái đánh ghen ở Thanh Hoá).

Từ những phân tích trên, mong bạn đọc hiểu được tầm quan trọng của việc am hiểu pháp luật, cũng như có thể giữ được sự bình tĩnh, thượng tôn pháp luật trong mọi tình huống xảy ra của hôn nhân, cũng như trong cuộc sống.

 

  •  10735
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…