DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

5 lưu ý khi cho người khác vay tiền

Avatar

 

Lưu ý khi cho người khác vay tiền

Lưu ý khi cho người khác vay tiền

Cho vay là một giao dịch hết sức phổ biến, đôi lúc cho vay chỉ nhằm giúp đỡ, hỗ trợ người khác, tuy nhiên đôi lúc đó lại là hình thức sinh lợi chínhđáng của mọi người. Vậy phải lưu ý những gì để bảo vệ quyền lợi của mình khi cho vay tiền?

1. Tìm hiểu về người cho vay

Pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ dân sự trên tinh thần tự nguyện, thỏa thuận và chỉ đúng ra giải quyết tranh chấp giữa các bên, chính vì vậy nhiều người nói “việc dân sự cốt ở đôi bên”, nghĩa là trước khi nhờ đến pháp luật giải quyết, hãy cố gắng ràng buộc người cho vay băng những thỏa thuận có lợi nhất cho cả hai.

Để có thể dung hòa được lợi ích của hai bên, chắc chắn bạn không thể tin tưởng giao tiền cho một người nợ nần chồng chất hoặc có lai lịch không rõ ràng (đó là lý do các ngân hàng phải xây dựng hệ thống đánh giá mức độ đáng tin của khách hàng)

Hãy đảm bảo rằng người mình cho vay ít nhất có khả năng trả lại đủ những gì đã nhận từ bạn.

2. Làm rõ hình thức của hợp đồng vay

Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và phải chi trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Điều này có nghĩa hợp đồng vay vẫn có hiệu lực kể cả khi được thỏa thuận bằng lời nói. Chính vì lý do đó, để tránh việc người vay tiền dù có vay nhưng vẫn phủ nhận nghĩa vụ trả nợ của mình, bạn phải đảm bảo rằng mình có đủ bằng chứng chứng minh hợp đồng có tồn tại, ví dụ:

- Lập thành văn bản rõ ràng, có hai bên cùng ký tên (không nhất thiết phải công chứng, chứng thực)

- Ghi âm, ghi hình hoặc nhờ người làm chứng,...

Lưu ý, dù pháp luật không yêu cầu hợp đồng vay không nhất thiết phải công chứng, chứng thực để được xác lập hiệu lực, tuy nhiên để tránh việc kiên tụng kéo dài bởi những hoạt động điều tra, giám định chữ ký, hãy cố gắng đem hợp đồng đi công chứng, chứng thực.

3. Thực hiện một số biện pháp bảo đảm và quy định về lãi suất

Một số biện pháp bảo đảm có thể áp dụng

Cầm cố: Bạn giữ một tài sản của người đó để đảm bảo người đó thực hiện nghĩa vụ.

Thế chấp: Tương  tự cầm cố, nhưng bạn không giữ tài sản.

Bảo lãnh: Là việc người thứ 3 đứng ra bảo đảm nếu con nợ không giải quyết được số nợ thì người này phải giải quyết thay.

Mức lãi suất

Có thể do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 20%/năm tương đướng 1,67%/tháng

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất vừa nêu ở trên tại thời điểm trả nợ.

Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm và lãi suất là hình thức để tăng trách nhiệm thực hiện hợp đồng vay của người vay (tức trách nhiệm thanh toán)

4. Làm rõ các nội dung trong hợp đồng

Một số nội dung sau đây nên có trong hợp đồng:

- Thông tin xác định về người có nghĩa vụ trả và những người liên quan

- Mức lãi suất (nếu có)

- Thời gian, địa điểm, phương thức trả tiền

- Xử lý trong trường hợp vi phạm hợp đồng.

5. Lưu ý khi xảy ra tranh chấp

Thời hiệu khởi kiện:

Điều 429 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu của hợp đồng vay tài sản như sau:

“Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.

Về thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

Bạn có thể khởi kiện ở nơi bị đơn cư trú, hoặc nếu có phát sinh tranh chấp về Bất động sản thì khởi kiện ở địa phương nơi có bất động sản

>>> Trình tự giải quyết vụ án dân sự 

  •  3763
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…