DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

09 thay đổi từ 15/4/2020, NLĐ cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình

Avatar

 

09 thay đổi từ 15/4/2020, NLĐ cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình

Ngày 1/3/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 15/4/2020 thay thế Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95.

Theo đó, từ thời điểm có hiệu lực, Nghị định 28 sửa đổi, bổ sung nhiều mức xử lý đối với các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực nêu trên. Cụ thể như sau:

1. Tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ phải báo cho NLĐ trước 03 ngày làm việc

Vi phạm: Phạt từ 1 triệu – 3 triệu (khoản 1, điều 10, NĐ 28)

Hiện hành: Chưa quy định nội dung này

2.  Giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; Giao kết đúng loại hợp đồng lao động

Vi phạm: Tùy theo số lượng người bị vi phạm quyền sẽ có mức xử lý khác nhau, mức cao nhất lên đến 25.000.000 đồng (Khoản 1, Điều 8 NĐ 28)

Quy định hiện hành: Mức cao nhất 20.000.000 đồng

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đến 75.000.000 đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi NLĐ mà chưa đến mức truy cứu TNHS (Khoản 3, Điều 10, NĐ 28)

Hiện hành: Chưa quy định

4. Trả lương không thấp hơn lương tối thiểu vùng

Vi phạm: (Khoản 3, điều 16 NĐ 28) Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Không thay đổi so với quy định hiện hành. Nhưng cần lưu ý mức lương tối thiểu vùng hiện nay là:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

5. Được nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, lễ, tết theo quy định

Vi phạm: phạt tiền từ 10 – 20 triệu (Khoản 2, Điều 17 NĐ 28)

Quy định hiện hành: xử phạt theo số lượng người lao động mà bị vi phạm, mức cao nhất là 15 triệu đồng

6. Không sử dụng NLĐ chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chổ làm việc, công việc, ảnh hưởng xấu đến nhân cách của họ

Vi phạm: Phạt tiền từ 50  - 75 triệu

Quy định hiện hành: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

7. Người giúp việc gia đình được NSDLĐ đóng BHXH, BHYT theo quy định

Vi phạm: Phạt tiền từ 10 triệu – 15 triệu

Quy định hiện hành: Chưa có quy định

8. Không phân biệt đối xử về điều kiện làm việc đối với người lao động thuê lại so với người lao động của doanh nghiệp.

Vi phạm: phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu (điểm b, khoản 1, điều 12)

Hiện hành: 500.000 đồng đến 1 triệu

9. Không được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động

Vi phạm: Phạt tiền từ 10 triệu – 15 triệu đồng (Điểm d, Khoản 3 Điều 18 NĐ 28)

Hiện hành: Chưa quy định

Bạn nào phát hiện ra điểm mới bổ sung tại topic này nhé!

  •  4613
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…