DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

07 Hình thức khen thưởng đối với học sinh

Avatar

 

khen thưởng học sinh

Khen thưởng học sinh - Ảnh minh họa

Việc khen thưởng và thi hành kỉ luật đối với học sinh là một trong các biện pháp giáo dục quan trọng trong nhà trường phổ thông, nhằm mục đích: Khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên, noi theo các gương tốt để tu dưỡng và rèn luyện bản thân. Ngăn chặn không để các hiện tượng sai trái phát triển, giáo dục các học sinh phạm sai lầm, giúp các học sinh này phấn đấu trở thành học sinh tốt. Thúc đẩy học sinh tự giác thực hiện quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao ý thức góp phần xây dựng mọi nề nếp, kỷ cương trong nhà trường.

Hiện nay có những hình thức khen thưởng nào đối với học sinh?

Theo quy định tại Mục II Thông tư 08/TT năm 1988 hướng dẫn về khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông do Bộ Giáo dục ban hành về hình thức khen thưởng đối với học sinh như sau:

1. Khen trước lớp:

Những học sinh làm tốt mặt này hoặc mặt khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình trong từng tháng hoặc từng học kì qua các biểu hiện sau đây sẽ được khen trước lớp.

a) Có biểu hiện tốt và hành vi đạo đức như:

Nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập và sinh hoạt, có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong học tập và sinh hoạt; tích cực góp phần tham gia vào việc bảo vệ trật tự, trị an trong xã hội, nhặt được của rơi trả lại cho người mất, có thái độ hành vi tốt trong việc cư xử với mọi người v.v…

b) Có biểu hiện tốt về mặt học tập nhu:

Đạt kết quả học tập tốt trong tháng (tất cả các bài được kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết đều đạt từ điểm 7 trở lên)

- Cần cù, vượt khó vươn lên, tiến bộ vượt bậc trong học tập.

- Tích cực giúp đỡ bạn học tập yếu, kém vươn lên và có tiến bộ rõ rệt trong học tập v.v…

c) Có biểu hiện tốt về mặt lao động như:

Hăng hái tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong buổi lao động của nhà trường tổ chức (đi đúng giờ, mang đầy đủ dụng cụ, có ý thức tổ chức kỉ luật và có năng suất cao trong lao động, v.v…)

d) Hăng hái tham gia và đạt được kết quả tốt trong các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao xây dựng tập thể tổ, lớp học v.v…

Ngoài những biểu hiện tốt trên đây, nếu học sinh nào có biểu hiện tốt khác ở mức độ tương đương thì cũng được xét khen trước lớp.

Việc khen trước lớp do giáo viên chủ nhiệm thay mặt Hiệu trưởng thực hiện và khen bằng lời.

2. Khen trước toàn trường:

Những học sinh làm tốt mặt này hoặc mặt khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình ở mức cao hơn, đáng nêu gương trước toàn trường thì giáo viên chủ nhiệm lớp có thể đề nghị Hiệu trưởng khen trước toàn trường để phát huy tác dụng chung.

Việc khen trước toàn trường do Hiệu trưởng quyết định và thực hiện. Hình thức khen thưởng có thể là biểu dương hoặc bằng lời hoặc vừa biểu dương bằng lời vừa cấp giấy khen.

3. Được tặng danh hiệu “học sinh khá” là những học sinh phấn đấu đạt tiêu chuẩn xếp loại khá trở lên về các mặt giáo dục sau mỗi học kì hoặc mỗi năm học theo quy định hiện hành của việc xếp loại các mặt giáo dục.

Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm lập danh sách các học sinh đạt tiêu chuẩn “học sinh khá” của lớp mình phụ trách, báo cáo để Hiệu trưởng xét quyết định và cấp giấy khen. Tùy theo khả năng của mình, trường học lớp có thể trao tặng phần thưởng.

4. Được tặng danh hiệu “học sinh giỏi là những học sinh phấn đấu đạt tiêu chuẩn loại tốt về đạo đức, lao động, thể dục vệ sinh quân sự loại giỏi về văn hóa theo quy định hiện hành về việc xếp loại các mặt giáo dục.

Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm lập danh sách các học sinh đạt tiêu chuẩn “học sinh giỏi” của lớp mình phụ trách báo cáo để Hiệu trưởng xét quyết định và cấp giấy khen. Tùy theo khả năng của mình, trường hoặc lớp có thể trao tặng phần thưởng.

5. Được ghi tên vào bảng danh dự của trường là những học sinh tiêu biểu trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, lao động, thể dục thể thao, những học sinh đặc biệt tích cực tham gia hoạt động tập thể, công tác xã hội… ở các cập học phổ thông, kể cả cấp 1. Những học sinh này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách, báo cáo Hiệu trưởng quyết định khen và ghi vào bảng danh dự của trường vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm học.

6. Được tặng danh hiệu học sinh xuất sắc là những học sinh cuối cấp học hay bậc học đã liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi trong một cấp học hay bậc học. Những học sinh này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách để Hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục nhà trường xét chọn và đề nghị cơ quan quản lý giáo dục cấp trên cấp giấy khen hoặc bằng khen và tặng phần thưởng. Học sinh xuất sắc ở các trường PTCS sẽ do Phòng giáo dục tổng hợp, xét chọn. Học sinh xuất sắc ở các trường PTTH sẽ do trường PTTH tổng hợp, xét chọn và đề nghị lên Sở Giáo dục quyết định tặng danh hiệu học sinh xuất sắc của cấp học hay bậc học đồng thời cấp giấy khen hoặc bằng khen và tặng phần thưởng.

7. Được khen thưởng đặc biệt:

a) Những học sinh phổ thông các cấp đạt giỏi trong các kì thi chọn lọc học sinh giỏi cấp huyện quận, tỉnh thành phố và toàn quốc về các bộ môn văn hóa, sẽ được khen thưởng đặc biệt theo quy định sau:

- Học sinh đạt giải ở cấp quận, huyện sẽ được phòng giáo dục cấp giấy khen và tặng phần thưởng.

- Học sinh đạt giải ở cấp tỉnh, thành phố sẽ được Sở giáo dục cấp giấy khen và UBND huyện, quận, thị xã… tặng phần thưởng.

- Học sinh đạt giải ở cấp toàn quốc sẽ được Bộ giáo dục cấp bằng khen và UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương tặng phần thưởng.

- Những học sinh trong đội tuyển quốc gia đi dự học sinh giỏi và thi vô địch trong các kì thi quốc tế sẽ được Bộ giáo dục cấp bằng khen và tặng phần thưởng.

b) Học sinh đạt giải về các bộ môn thể thao trong “Hội khỏe Phù Đổng” và các bộ môn lao động kĩ thuật trong các “Hội thi khéo tay kĩ thuật” ở cấp tỉnh huyện thì Sở giáo dục và Phòng giáo dục cấp giấy khen và tặng phần thưởng.

c) Những học sinh có thành tích đặc biệt, đột xuất (như dũng cảm cứu người bị nạn, dũng cảm đấu tranh bảo vệ tài sản XHCN, đấu tranh chống tiêu cực, chống thiên tai, dịch họa, có sáng chế phát minh trong khoa học, kĩ thuật, v.v…) thì tùy theo ý nghĩa và mức độ tác dụng của hành động, Hiệu trưởng nhà trường sẽ khen thưởng hoặc lập hồ sơ đề nghị lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên (Phòng giáo dục, Sở giáo dục, Bộ giáo dục) khen thưởng.

  •  7937
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…