DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

06 trường hợp tranh chấp lao động được kiện thẳng lên Tòa án

Avatar

 
Tranh chấp lao động là một phần của lao động và xuất hiện giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) khi các bên không thực hiện đúng quy định hợp đồng hoặc vì yếu tố nào đó khác.
 
Trong hầu hết các trường hợp giải quyết tranh chấp lao động phải thông qua hòa giải, điều này được Tòa án và pháp luật khuyến khích, tuy nhiên nếu tranh chấp thuộc các trường sau đây thì không cần phải thông qua thủ tục hòa giải mà được phép kiện ra Tòa.
 
06-truong-hop-tranh-chap-lao-dong-duoc-kien-thang-len-toa-an
 
1. Tranh chấp lao động là gì?
 
Căn cứ khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích tranh chấp lao động tại cơ sở lao động như sau:
 
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
 
Tranh chấp lao động hiện nay được chia thành 02 loại:
 
- Tranh chấp lao động cá nhân.
 
- Tranh chấp lao động tập thể.
 
Nhưng nhìn chung cả hai tranh chấp trên đều có đối tượng là NLĐ, tuy nhiên trong bài phân tích này chỉ tập trung vào thủ tục giải quyết tranh chấp lao động giữa cá nhân NLĐ với bên doanh nghiệp. 
 
2. Khi nào tranh chấp lao động không phải hòa giải?
 
Tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
 
(1) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
 
(2) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
 
(3) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động.
 
(4) Về BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH, về BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT, về BHTN theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
 
(5) Về bồi thường thiệt hại giữa NLĐ với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
 
(6) Giữa NLĐ thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
 
Khi cá nhân NLĐ thuộc một trong sáu trường hợp nêu trên thì NLĐ không cần phải thông qua thủ tục hòa giải với hòa giải viên mà được phép gửi đơn kiện lên Tòa án để giải quyết.
 
3. Thủ tục gửi đơn giải quyết tranh chấp lao động
 
NLĐ có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 sau đây:
 
- Nộp trực tiếp tại Tòa án.
 
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
 
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
 
Lưu ý: Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.
 
Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. 
 
Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
 
Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.
 
Như vậy, khi tranh chấp lao động xảy ra giữa cá nhân NLĐ với doanh nghiệp thì cần xem xét kỹ trường hợp của mình có thuộc một trong 06 tranh chấp không cần phải hòa giải hay không. Nếu không thuộc các trường hợp nếu trên thì NLĐ phải thông qua hòa giải sau khi không thể đến thống nhất thì mới có thể dẫn kiến kiện tụng.
  •  756
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…