DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

05 đối tượng phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC

Avatar

 
Thời gian qua, trên cả nước ta thường xuyên xảy ra những vụ cháy, nổ gây thiệt hại về người và của rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và tinh thần của người dân.
 
Từ tình trạng trên, Chính phủ yêu cầu các ban ngành cụ thể là Bộ Công an đã thực hiện rà soát, kiểm tra các cơ sở xây dựng không đúng quy định kỹ thuật về PCCC.
 
Thực hiện chủ trương của Bộ Công an, Cục cảnh sát PCCC và CNCH đã ban hành Công văn 2075/C07-P4 hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.
 
Cùng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC), C07 đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Công an các địa phương. 
 
05-doi-tuong-phai-thuc-hien-tham-duyet-thiet-ke-ve-pccc
 
Thẩm duyệt PCCC là một công đoạn trong quá trình xin phép, thiết kế, thi công, hoàn thành công trình có phòng cháy chữa cháy. Việc thiết lập thiết kế PCCC được thực hiện do đơn vị chuyên nghiệp về thiết kế phòng cháy. Sau đó được trình cho cơ quan quản lý của nhà nước về PCCC thẩm duyệt. 
 
Để việc thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC đạt chất lượng, bảo đảm đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về PCCC hiện hành. Trong đó, 05 công trình bắt buộc phải xác định đối tượng thẩm duyệt bao gồm:
 
(1) Công trình nhà hỗn hợp (có từ 02 công năng trở lên)
 
Đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, trường hợp phần kinh doanh của nhà có quy mô thuộc đối tượng thẩm duyệt theo quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì phải thẩm duyệt cho toàn bộ công trình.
 
Nhà không có công năng ở, trường hợp công trình cao dưới 7 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3, việc xác định đối tượng thẩm duyệt dựa trên quy mô (số tầng, khối tích) của từng công năng, đối chiếu với quy định cho công năng đó tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trường hợp thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC thì phải đối chiếu, thẩm duyệt cho toàn bộ công trình.
 
(2) Nhà thương mại liên kế (shophouse), biệt thự, villa kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng
 
Đối với các nhà thương mại liên kế; biệt thự, villa kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng trong cùng một dự án được bố trí theo từng khối nhà (hoặc dãy nhà) và được ngăn cháy độc lập bằng tường ngăn cháy hoặc bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC.
 
Có kết cấu và giải pháp thoát nạn độc lập đối với từng nhà thì xác định quy mô để thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo từng nhà thuộc dãy nhà đó mà không tính tổng khối tích của cả dãy nhà, khu nhà.
 
Khi các nhà này có chung tầng hầm thì căn cứ quy mô, tính chất sử dụng của tầng hầm nếu thuộc Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì phải thẩm duyệt cho phần hầm, trong đó lưu ý giải pháp ngăn cháy độc lập giữa tầng hầm và các nhà xây dựng trên mặt đất, thoát nạn của tầng hầm đi qua các thang riêng.
 
(3) Dự án có các công trình, hạng mục công trình mà quy mô
 
Trường hợp khi xét đối tượng thẩm duyệt theo tên dự án không thuộc Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP nhưng trong dự án có các công trình, hạng mục công trình mà quy mô, tính chất sử dụng thuộc đối tượng thẩm duyệt thì phải thực hiện thẩm duyệt cho các công trình, hạng mục công trình đó.
 
(4) Hệ thống điện mặt trời mái nhà
 
Công trình thuộc Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà thì phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Việc xác định chủ đầu tư đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo hướng dẫn tại mục 6 phần này.
 
Hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà của công trình không thuộc quy định trên thì không phải thẩm duyệt
 
(5) Trạm sạc xe điện
 
Trạm sạc xe điện không phải là đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC quy định trong phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi đặt trạm sạc xe điện trong một số loại hình công trình thì việc xác định đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC được quy định như sau:
 
Đối với trạm sạc xe điện đặt tại gara xe độc lập; tại gara xe trong nhà của các công trình; trong khuôn viên cửa hàng xăng dầu thì yêu cầu thực hiện thẩm duyệt với các đối tượng là các gara xe, công trình, cửa hàng xăng dầu quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
 
Việc xác định chủ đầu tư đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo hướng dẫn tại mục 6 phần này. Trường hợp bố trí bổ sung trạm sạc xe điện trong gara độc lập, gara trong nhà của các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
 
Nhưng việc bố trí không làm ảnh hưởng đến các điều kiện an toàn PCCC thì không yêu cầu phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Trường hợp bố trí trạm sạc trong công trình cửa hàng xăng dầu hiện hữu đã bảo đảm khoảng cách an toàn từ trạm sạc đến các hạng mục trong cửa hàng thì không yêu cầu phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
 
Đối với trạm sạc xe điện đặt ngoài trời (trừ trường hợp đặt trong khuôn viên cửa hàng xăng dầu) thì không yêu cầu thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
 
Xác định “chủ đầu tư” đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC
 
Bên cạnh đó, việc xác định chủ đầu tư đề nghị thẩm định thiết kế về PCCC là một giai đoạn rất quan trọng nhất là đối với công trình thuê, mướn việc xác định sẽ quy định được trách nhiệm của các bên.
 
Đối với trường hợp cá nhân hoặc tổ chức thuê lại đất để xây dựng mới nhà, công trình thì chủ đầu tư đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC được xác định là bên thuê. Thành phần pháp lý trong hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC phải bao gồm:
 
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 
- Hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp.
 
- Hợp đồng thuê đất giữa chủ sở hữu với bên thuê đất.
 
Đối với trường hợp cá nhân hoặc tổ chức thuê lại toàn bộ nhà, công trình đã xây dựng để cải tạo, chuyển đổi công năng thì chủ đầu tư đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC được xác định là bên thuê. 
 
Thành phần pháp lý trong hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC phải bao gồm:
 
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 
- Hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp.
 
- Hợp đồng thuê nhà giữa chủ sở hữu với bên thuê nhà.
 
Trường hợp công trình đã được thẩm duyệt thiết kế về PCCC, đang trong quá trình xây dựng, chưa được nghiệm thu về PCCC mà có yêu cầu cải tạo, điều chỉnh để cho thuê thì bên cho thuê phải tiếp tục thực hiện việc thẩm duyệt điều chỉnh phù hợp với công năng, mục đích cho thuê, tổ chức thi công và nghiệm thu về PCCC trước khi cho thuê.
 
Đối với trường hợp cá nhân hoặc tổ chức thuê lại một phần nhà, công trình để cải tạo, chuyển đổi công năng và sử dụng chung hạ tầng như đường giao thông, bãi đỗ cho xe chữa cháy.
 
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà; trạm bơm, bể cấp nước chữa cháy thì chủ đầu tư đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC được xác định là bên cho thuê.
 
Như vậy, đối với những công trình cụ thể như nhà hỗn hợp, nhà thương mại liên kế (shophouse), biệt thự, villa kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, công trình, hạng mục công trình mà quy mô,  hệ thống điện mặt trời mái nhà, trạm sạc xe điện phải thực hiện thẩm duyệt PCCC theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
  •  17372
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…