DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

04 điều cần biết khi khiếu nại đất đai

Avatar

 

Khiếu nại đất đai - những điều cần biết

Khiếu nại đất đai - Ảnh minh họa

Việc người dân quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luôn được đặt trong sự quản lý của các cơ quan Nhà nước. Khi các cơ quan này có những quyết định, hành vi trái pháp luật, người dân cần nắm những điều sau đây để thực hiện quyền khiếu nại phù hợp nhất.

1. Về người khiếu nại:

Xuất phát từ Khái niệm khiếu nại tại Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011:

1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Có thể suy ra người có quyền khiếu nại sẽ là những người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm do quyết định, hành vi hành chính trái pháp luật. Khi khiếu nại về đất đai, những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi cá quyết định, hành vi hành chính sẽ là người sử dụng đất, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất.

Ngoài ra pháp luật không cấm ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện khiếu nại thay mình.

Cũng tại Điều 2, Quyết định hành chính và hành vi hành chính được giải thích như sau:

8. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

9. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Từ đó ta xác định được phạm vi khiếu nại là những quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Về điều kiện khiếu nại:

+ Đảm bảo yêu cầu về chủ thể. (đầy đủ năng lực hành vi dân sự, được ủy quyền…)

+ Có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính người khiếu nại

+ Việc khiếu nại chưa được Tòa án thụ lý giải quyết.

+ Khiếu nại đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết

+ Còn thời hiệu khiếu nại

+ Đảm bảo hình thức khiếu nại

+ Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

Xem chi tiết các điều kiện tại đây.

3. Về trình tự, hồ sơ giải quyết khiếu nại theo Luật khiếu nại 2011

a) Thời hiệu khiếu nại (Điều 9):

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

b) Trình tự (Điều 7)

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính.

=> Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. (Điều 28)

- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu

=> Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Vụ việc ở vùng sâu, vùng xa không quá 60 ngày, vụ việc ở vùng sâu xùng xa có tính phức tạp không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý. (Điều 37)

- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

c) Hồ sơ (Điều 34 Luật khiếu nại):

Áp dụng cho cả lần khiếu nại thứ nhất và thứ hai, bao gồm:

a) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

b) Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;

c) Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);

d) Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

đ) Quyết định giải quyết khiếu nại;

e) Các tài liệu khác có liên quan.

4. Về thẩm quyền giải quyết:

a) Thẩm quyền giải quyết theo cấp:

Quy định từ Điều 17 đến điều 26 Luật khiếu nại, theo nguyên tắc: Hành vì, quyết định của người đứng đầu cơ quan nào thì người đó trực tiếp giải quyết Khiếu nại lần 1. Nếu có khiếu nại lần 2 thì Thủ trưởng hoặc cấp trên trực tiếp của người đó giải quyết khiếu nại.

b) Thẩm quyền theo vụ việc:

Vì tính đa dạng của các quyết định, hành vi trong quản lý, sử dụng đất đai, cần lưu ý đến chủ thề ban hành quyết định, thực hiện hành vi đó để giải quyết khiếu nại.

Xem chi tiết những Quyết định thường gặp trong lĩnh vực đất đai và thẩm quyền giải quyết khiếu nại  theo từng trường hợp tại đây.

  •  2833
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…