Vốn điều lệ - Hình minh họa
1. Vốn điều lệ công ty là gì?
Theo khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”
Như vậy, vốn điều lệ công ty không chỉ là tiền mà còn có thể là quyền sử dụng đất, trang thiết bị móc móc, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.… Nhưng trên thực tế đa số các doanh nghiệp lựa chọn hình thức góp vốn bằng tiền mặt.
2. Nên để vốn điều lệ bao nhiêu thì hợp lý?
Để cân nhắc mức vốn điều lệ sao hợp lý, thì trước khi thành lập công ty chủ sở sữu cần lưu ý một số điểm sau:
Nhà nước thu lệ phí môn bài dựa trên mức vốn điều lệ của doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định mức lệ phí môn bài như sau.
STT |
Quy mô vốn |
Mức nộp |
1 |
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng |
3.000.000 đồng/năm |
2 |
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống |
2.000.000 đồng/năm |
3 |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác |
1.000.000 đồng/năm. |
Doanh nghiệp có thể dựa vào đó để tính mức đóng lệ phí môn bài hàng năm. Lựa chọn một mức vốn điều lệ phù hợp cũng có thể tiết kiệm một phần chi phí ban đầu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Lưu ý: Có 2 thời điểm trong năm khi thành lập, lệ phí môn bài có sự chênh lệch với nhau:
- Thành lập trong 06 tháng đầu năm (01/01 - 30/6): Đóng 100% mức lệ phí môn bài theo quy định;
- Thành lập trong 06 tháng cuối năm (01/07 - 31/12): Phải đóng 50% mức lệ phí môn bài theo quy định.
Pháp luật quy định mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa bao nhiêu?
Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ và mức tối đa. Tuy nhiên, khi thành lập doanh nghiệp chủ sở hữu doanh nghiệp cũng nên cân nhắc mức vốn điều lệ không thể để quá thấp hoặc quá cao. Bởi lẽ, nếu để quá thấp sẽ không tạo niềm tin với đối tác khi làm ăn.
Một số ngành nghề kinh doanh có quy định mức vốn pháp định
Một số ngành nghề kinh doanh pháp luật yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện mà pháp luật quy định đối với ngành nghề đó. Trong đó có, quy định về vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định) để doanh nghiệp có thể đăng ký hoạt động kinh doanh ngành nghề đó.
Một số ví dụ về vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
Ngành nghề kinh doanh |
Vốn pháp định |
Cơ sở pháp lý |
Kinh doanh bất động sản |
20 tỷ đồng |
Khoản 1 Điều 3, Nghị định 76/2015 /NĐ-CP |
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ |
2 tỷ đồng |
Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP |
Kinh doanh sản xuất phim |
200 triệu đồng |
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 142/2018/NĐ-CP |
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm |
4 tỷ đồng |
Điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP |
Ngoài ra, vốn điều lệ còn cần dựa vào doanh nghiệp bạn sản xuất, xây dựng, hay buôn bán, dịch vụ… mà lựa chọn một mức vốn riêng. Vì những doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, sản xuất thì cần nguồn vốn lớn để mua sắm trang thiết bị, máy móc, trả lương công nhân,…