DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tổng hợp các lễ cúng ngày Tết Nguyên đán 2025 cần nhớ

Avatar

 

Các lễ cúng ngày Tết là một phần quan trọng trong văn hóa người Việt Nam ta. Tết không chỉ là dịp gia đình sum họp mà còn là dịp để những người con, người cháu thể hiện lòng biết ơn đến đấng sinh thành, tổ tiên, người đã khuất. Vậy Tết Nguyên đán 2025 rơi vào ngày nào? Có tất cả bao nhiêu lễ cúng cần phải ghi nhớ?

Bước sang năm 2025 Ất Tỵ (năm con Rắn), theo đó Năm Ất Tỵ sẽ bắt đầu từ 29/01/2025 đến ngày 16/02/2026 Dương Lịch.

Tết Âm lịch năm 2025 rơi vào ngày mấy Dương lịch?

Năm 2025, Tết Nguyên đán sẽ rơi vào những ngày Dương lịch sau:

- Ngày 29 Tết: Thứ Hai ngày 27/01/2025;

- Đêm Giao thừa: Thứ Ba ngày 28/01/2025;

- Mùng 1 Tết: Thứ Tư ngày 29/01/2025;

- Mùng 2 Tết: Thứ Năm ngày 30/01/2025;

- Mùng 3 Tết: Thứ Sáu ngày 31/01/2025;

- Mùng 4 Tết: Thứ Bảy ngày 01/2/2025;

- Mùng 5 Tết: Chủ nhật ngày 02/02/2024

Xem thêm tại: Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày nào? NLĐ được nghỉ bao nhiêu ngày? 

Bảng sao hạn năm 2025 Ất Tỵ cho các tuổi

Năm 2025 là năm con gì, hợp với tuổi nào? Có được phá thai vì con kỵ tuổi không?

Tổng hợp các lễ cúng ngày Tết Nguyên đán 2025

Hiện nay, dù cuộc sống đã hiện đại, văn minh hơn nhưng những nét văn hóa, truyền thống vẫn được những người con Việt Nam lưu giữ, trong đó phải kể đến chính là các lễ cúng dịp Tết. Mọi người có thể tham khảo qua danh sách các lễ cúng dịp Tết sau đây, để chuẩn bị cho phù hợp: 

STT

Tên lễ cúng

Thời gian cúng

(Âm lịch)

Thời gian cúng

(Dương lịch)

Lễ cúng đưa ông Công - ông Táo

Từ 23 tháng chạp đến 30 tháng chạp  âm lịch

22 - 28/1/2025

2

Lễ cúng tất niên

Thường được làm buổi chiều ngày 30 tháng chạp 

28/01/2025

3

Lễ Rước ông bà

Ngày 29 - 30 tháng chạp 

27-28/01/2025

4

Cúng đón Giao thừa

Đêm giao thừa
30 tháng chạp

28/01/2025

5

Cúng  đón Tân Niên

Mùng 1 tháng giêng

29/01/2025

6

Lễ cúng Châu Điện, Tịch điện

Mùng 2 tháng giêng

30/01/2025

7

Lễ cúng hóa vàng

Mùng 3 tháng giêng.

31/01/2025

8

Lễ cúng  Thần Tài, Thổ Địa

Mùng 10 tháng giêng

07/02/2025

Trong đó:

(1) Lễ cúng Ông Công, Ông Táo

Đây là lễ cúng đầu tiên trong dịp Tết Nguyên đán. Theo quan niệm dân gian, cứ đến 23 tháng Chạp, ông Công và ông Táo là hai vị thần quản lý và giám sát tài sản của gia đình, sau một năm giúp đỡ, giám sát gia đình, ông Công, ông Táo sẽ trở về thiên đình để báo cáo tất tần tật những việc tốt, không tốt của gia đình với Ngọc Hoàng và sẽ ra quyết định khen thưởng hay xử phạt. Vì thế, trong nghi lễ tiễn đưa họ, gia chủ thường sẽ cầu khấn và mong đem may mắn về gia đình. 

Lễ cúng Ông Công, Ông Táo được tổ chức vào đêm 23 tháng chạp âm lịch hàng năm.

Trong các lễ cúng ngày Tết, ngoài bàn thờ, mâm đồ cúng thì khi cúng ông Công, ông Táo người Việt còn thường cúng kèm theo một con cá chép. Cá chép sau khi hoàn thành lễ cúng sẽ được phóng sanh với ý nghĩa làm phương tiện đưa ông Công, ông Táo về chầu trời.

Theo phong tục dân gian, sau 7 ngày kể từ 23 tháng Chạp, tức là vào ngày 30 tháng Chạp, chúng ta sẽ làm lễ rước Ông Táo về nhà. Thời gian cúng từ 23 giờ đến 23 giờ 45 phút ngày 30 Tết, lễ vật chuẩn bị giống như lễ tiễn Ông Táo về trời.

(2) Cúng Tất niên

Cúng Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới. Cúng tất niên cũng là một trong các lễ cúng ngày Tết quan trọng nhất, cũng vì thế mà mâm cỗ cúng tất niên cần phải chỉn chu và tươm tất nhất.

Ngoài việc tỏ lòng thành kính với gia tiên thì đây là dịp các thế hệ trong gia đình quây quần bên mâm cơm đầm ấm. Thông thường thì cúng Tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm là ngày 30 tháng chạp hay 29 tháng chạp. 

Tuy nhiên điều này không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện gia đình cũng như nhiều gia đình muốn tổ chức họp mặt có thể chọn vào những ngày khác nhân dịp cuối năm đều được. Theo đó, các gia đình có thể cúng tất niên từ ngày 16 đến ngày 30 tháng chạp âm lịch, trước đêm giao thừa. 

Lễ cúng này mang ý nghĩa tiễn đưa mọi điều xấu trong năm cũ và đón chờ những điều tốt lành trong năm mới. 

Trong lễ, người ta thường chuẩn bị một mâm đồ cúng được bày trí đẹp mắt bao gồm bánh chưng, bánh Tết, nhang, trà, rượu, đèn, muối gạo, bánh mứt, xôi chè và các món mặn. Sau đó, thắp nhang cầu khấn với tổ tiên, thần linh và những người khuất mặt để mong cầu sức khỏe, bình an và phúc lộc cho gia đình trong năm mới.

(3) Cúng rước ông bà

Cúng rước ông bà là một trong các lễ cúng ngày Tết thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên được người Việt gìn giữ. Lễ mang ý nghĩa rước ông bà, tổ tiên về đón Tết cùng con cháu và thường diễn ra vào thời điểm cuối năm cũ – nhằm ngày 29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch. 

Lễ cúng rước ông bà  là một trong những nghi lễ trọng đại, với ý nghĩa sâu sắc và giá trị văn hóa lớn nên thường được chuẩn bị kỹ càng với mâm cúng cùng các vật tín ngưỡng như nhang, rượu, vàng mã,…  Tùy vào phong tục mỗi gia đình, mà có thể chọn cúng mâm cỗ chay hoặc mặn. 

(4) Cúng Giao Thừa

Nghi thức cúng giao thừa có ý nghĩa vô cùng đặc biệt và quan trọng đối với người Việt Nam. Lễ cúng này còn thường được gọi là lễ cúng trừ tịch hay “tống cựu nghinh tân” nhằm tiễn các vị Thần linh năm cũ và đón chào các vị Thần linh của năm mới. Người ta thường chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng ngoài trời và trong nhà để nghênh đón tài lộc và cầu gia đạo bình an.

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời thường gồm: 1 bát hương với 3 nén to, đĩa trái cây, hoa tươi, trầu cau, 2 ngọn nến, gà luộc, bánh, mứt, kẹo và trà rượu. Trong khi đó mâm cỗ cúng trong nhà có thể là mâm mặn bao gồm: Bánh, xôi đậu xanh, giò chả hoặc mâm ngọt gồm có bánh, mứt, kẹo, hoa quả.

Sau khi cúng giao thừa, mọi thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, đón chào năm mới và chia sẻ với nhau những câu chuyện trong năm.  

(5) Cúng Tân Niên

Trong các lễ cúng ngày Tết, nếu cúng tất niên để tiễn đưa năm cũ, thì cúng tân niên mang ý nghĩa chào đón năm mới và cầu mong cho gia đình một năm mới an khang thịnh vượng, công danh đạt đỉnh, phát tài phát lộc. Vì thế, lễ cúng thường diễn ra vào đầu năm mới, cụ thể là buổi sáng mùng 1 Tết. 

Bên cạnh mâm cúng, gia chủ còn cần chuẩn bị đồ cúng cần thiết theo nghi lễ. Sau khi hoàn thành lễ cúng, gia đình sẽ cùng nhau ngồi lại bên bàn ăn để thưởng thức bữa cơm Tân Niên và chia sẻ những niềm vui, trong năm mới.

(6) Cúng Chiêu Điện và Tịch Điện

Cúng Chiêu Điện, Tịch Điện là hai lễ được thực hiện vào cùng trong một ngày - Mùng 2 Tết. Trong đó, cúng Chiêu Điện vào buổi sáng mùng 2, mang ý nghĩa mời ông bà, tổ tiên về dùng bữa cơm cùng gia đình. Ngược lại, cúng Tịch Điện có nghĩa là mời ông bà, tổ tiên đi ngủ và được thực hiện vào buổi chiều mùng 2. 

Thông thường, tùy vào phong tục gia đình, mà có thể chuẩn bị mâm cơm mặn hoặc chay. Nhìn chung, mâm cỗ thường có  các món cơ bản ngày Tết như bánh chưng, thịt heo, thịt gà, bánh Tết, dưa hành và cơm trắng. 

(7) Lễ Cúng Hóa Vàng

Lễ cúng hóa vàng hay còn còn được biết đến là lễ đưa ông bà, sau khi đã đón ông bà về ăn Tết cùng gia đình vào ngày 30 tháng chạp âm lịch. Đây là một trong các lễ cúng ngày Tết nhằm bày tỏ sự hiếu kính, tri ân với tổ tiên mà bạn không được quên. 

Thông thường, lễ cúng hóa vàng sẽ diễn ra vào ngày mùng 3 tháng Giêng và kèm theo đó là đốt vàng mã, hóa vàng để tiễn ông bà, tổ tiên, những người đã khuất về lại cõi âm. Ngoài vàng mã, mâm cơm cúng tiễn đưa là điều không thể thiếu. Tùy vào truyền thống mỗi gia đình, mâm cơm có thể mặn hoặc chay. 

(8) Lễ cúng Thần tài, Thổ địa

Thần Tài và Thổ địa là hai vị thần cai quản tài lộc, đất đai và sự thịnh vượng của gia đình trong tín ngưỡng. Do đó, trong các lễ cúng ngày Tết, cúng Thần Tài, Thổ Địa là lễ cúng mang ý nghĩa cầu mong tài lộc, thành công và may mắn trong năm mới. 

Thời điểm đẹp nhất để vía Thần Tài, Thổ Địa sẽ giao động từ 7 đến 9 giờ sáng ngày mùng 10 tháng giêng. Đây là thời điểm đẹp trong ngày, có thể mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. 

Trên đây là những lễ cúng dịp Tết Nguyên đán 2025 dành cho các gia đình để có sự chuẩn bị tươm tất nhất để đón một năm mới tràn đầy niềm vui và phấn khởi.

Xem thêm: Năm 2025, những tuổi nào gặp hạn tam tai? Cúng sao giải hạn có phải mê tín?

  •  477
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…