DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thẻ ghi nợ là gì? Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng?

Avatar

 

Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là hai loại thẻ phổ biến mà người dùng thường sử dụng để thực hiện các giao dịch tài chính

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về thẻ ghi nợ là gì? Phân biệt thẻ ghi nợ với thẻ tín dụng?

Trong thời đại số hóa, việc sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Thẻ ghi nợ (debit card) và thẻ tín dụng (credit card) đều là các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, giúp người dùng tiện lợi hơn trong việc chi tiêu và quản lý tài chính. 

Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm và chức năng khác nhau mà người sử dụng cần nắm rõ để sử dụng hiệu quả.

(1) Thẻ ghi nợ là gì? Có bao nhiêu loại thẻ ghi nợ?

Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN.

Hiện nay có 2 loại thẻ ghi nợ phổ biến là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế.

-Thẻ ghi nợ nội địa sử dụng để thanh toán cho các sản phẩm, dịch vụ ở phạm vi trong nước.

-Thẻ ghi nợ quốc tế sử dụng để thanh toán các sản phẩm và dịch vụ trên toàn cầu.

(2) Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng?

- Giống nhau: 

+ Cả hai đều là thẻ thanh toán được ngân hàng, tổ chức tài chính phát hành để sử dụng thay thế tiền mặt trong các giao dịch mua sắm, thanh toán. 

+ Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng được sử dụng rộng rãi, đều có thể thực hiện để rút tiền, thanh toán trực tuyến.

- Khác nhau:

 

Thẻ ghi nợ

Thẻ tín dụng

Khái niệm

Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ  theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN.

Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN.

Cấu tạo thẻ 

Mặt trước có chữ  “DEBIT”

- Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ

- Số thẻ, tên chủ thẻ

- Thời gian hiệu lực thẻ

Mặt sau có dải bằng từ chứa thông tin đã được mã hóa và các yếu tố kiểm tra an toàn.

Mặt trước có chữ  “CREDIT”

- Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ

- Số thẻ, tên chủ thẻ

- Thời gian hiệu lực thẻ

- Chip điện tử

Mặt sau có dãy số bảo mật CVV/CVC và ô chữ ký dành cho chủ thẻ.

Nguồn tiền

Thẻ ghi nợ sử dụng tiền có sẵn trong tài khoản. 

Thẻ tín dụng sử dụng tiền vay từ ngân hàng.

Mức chi tiêu

Nhỏ hơn hoặc bằng số tiền có trong tài khoản.

Bằng với hạn mức tín dụng mà ngân hàng cung cấp.

Lãi suất

Thẻ ghi nợ không tính lãi suất.

Thẻ tín dụng sẽ tính lãi suất nếu bạn không thanh toán đầy đủ số tiền đã chi tiêu trong thời gian quy định.

Điều kiện làm thẻ

Cần có CMT/ CCCD/Hộ chiếu

Cần có CMT/ CCCD/Hộ chiếu và giấy chứng minh thu nhập (Sao kê bảng lương, hợp đồng lao động).

Phí sử dụng

-Phí rút tiền

-Phí chuyển khoản

-Phí thường niên

-Phí rút tiền mặt

-Phí thường niên

-Nộp thêm tiền lãi nếu thanh toán dư nợ chậm.

Điểm tín dụng

Thẻ ghi nợ không ảnh hưởng đến điểm tín dụng vì nó không liên quan đến việc vay mượn.

Việc sử dụng thẻ tín dụng có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn. Sử dụng thẻ tín dụng đúng cách và thanh toán đầy đủ sẽ cải thiện điểm tín dụng, ngược lại, việc chậm thanh toán hoặc chi tiêu vượt hạn mức có thể làm giảm điểm tín dụng

Lợi ích

-Dễ dàng quản lý chi tiêu vì chỉ chi tiêu số tiền có sẵn trong tài khoản, không lo nợ nần, ít phí phát sinh.

-Quy trình thủ tục làm thẻ nhanh chóng, đơn giản.

-Phí sử dụng thẻ thấp.

-Có thể chi tiêu trước trả sau.

-Hưởng nhiều ưu đãi và chương trình tích điểm, cải thiện điểm tín dụng nếu sử dụng đúng cách.

 

Hạn chế

-Không thể chi tiêu vượt quá số tiền có trong tài khoản

-Không có chương trình tích điểm hay khuyến mãi hấp dẫn.

-Dễ rơi vào tình trạng nợ nần nếu không quản lý tốt chi tiêu

-Phí và lãi suất cao.

-Thẻ tín dụng không thể chuyển khoản

Xem và tải bảng phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/12/phan-biet-the-ghi-no-va-the-tin-dung.docx

(3) Không trả nợ thẻ tín dụng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Không trả nợ thẻ tín dụng có thể bị phạt tiền lãi trả chậm và trong trường hợp đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội chiếm đoạt tài sản.

Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 quy định chế tài về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 04 - dưới 50 triệu đồng đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02  - 07 năm:

+ Có tổ chức.

+ Có tính chất chuyên nghiệp.

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 - 200 triệu đồng.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

+ Tái phạm nguy hiểm.

Mức phạt tù cao nhất cho phạm tội chiếm đoạt tài sản là 20 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tóm lại, trên đây là điểm giống và khác nhau giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, cả đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Bên cạnh đó, trong trường hợp không trả nợ thẻ tín dụng nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  •  350
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…