DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không uống rượu, bia nhưng thổi có nồng độ cồn thì cần làm gì?

Avatar

 

Pháp luật hiện hành cấm tuyệt đối điều khiển phương tiện TGGGT mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, theo đó công cuộc kiểm soát của lực lượng chức năng cũng ngày càng nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp khi người dân không uống rượu, bia mà kết quả thổi có nồng độ cồn thì phải làm sao? 

Thổi có nồng độ cồn mặc dù không uống rượu, bia có quyền yêu cầu đi xét nghiệm

Căn cứ tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định cấm tuyệt đối điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Theo đó, người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra nồng độ cồn. Trường hợp thổi có nồng độ cồn mặc dù không uống, người dân cần bình tĩnh và thực hiện theo các hướng dẫn sau:

Trong các tình huống này, lực lượng chức năng sẽ có các biện pháp nghiệp vụ để xác minh rằng bạn có vi phạm nồng độ cồn hay không.

Cụ thể, tại các chốt kiểm tra nồng độ cồn, tài xế thường sẽ được kiểm tra tuần tự theo hai bước là định tính định lượng.

Theo đó, trường hợp người dân không sử dụng rượu, bia nhưng thiết bị đo vẫn báo vi phạm thì bạn có thể đề nghị CSGT cho mình thổi lại lần nữa, đổi thiết bị khác hoặc cũng có thể chờ trong khoảng thời gian nhất định (từ 10 - 15 phút) để kiểm tra lại

Ngoài ra, cũng có thể uống nước, súc miệng trước khi kiểm tra lại bằng thiết bị đo nồng độ cồn để chứng minh bản thân không sử dụng rượu, bia.

Nếu người dân đã thực hiện các biện pháp trên, tuy nhiên kết quả đo qua hơi thở vẫn chưa rõ ràng thì có thể yêu cầu CSGT đưa đi xét nghiệm máu tại cơ sở y tế đủ điều kiện theo quy định.

Cơ sở y tế như thế nào đủ điều kiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?

Cơ sở y tế đủ điều kiện trong trường hợp này là cơ sở y tế được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA, cụ thể:

Cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi đủ các điều kiện sau đây:

- Có khoa xét nghiệm hoặc phòng xét nghiệm hoặc bộ phận xét nghiệm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật định lượng nồng độ cồn trong máu

- Có máy sinh hóa xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, thiết bị bảo quản và lưu mẫu máu xét nghiệm

- Có cán bộ xét nghiệm đã có văn bằng đào tạo hoặc giấy chứng nhận về chuyên ngành xét nghiệm, nắm vững được quy trình xét nghiệm định lượng nồng độ cồn trong máu

Lưu ý: Lực lượng chức năng sẽ không công nhận kết quả mà người điều khiển phương tiện tự đi xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm không vi phạm thì không phải thanh toán chi phí

Sau khi thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, mà kết quả xét nghiệm vẫn thể hiện trong máu có nồng độ cồn thì ngoài việc bị xử phạt rất nặng về lỗi nồng độ cồn, người dân còn phải thanh toán chi phí xét nghiệm theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước theo khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BCA.

Người dân có thể tìm hiểu về việc thanh toán chi chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm và không vi phạm luật Giao thông đường bộ được quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BCA.

Còn nếu người dân hoàn toàn không sử dụng rượu bia, đồng thời kết quả xét nghiệm thể hiện không có vi phạm về nồng độ cồn thì sẽ không bị lập biên bản vi phạm và cơ quan công an sẽ thanh toán chi phí xét nghiệm đó.

Xem thêm bài viết: Tổng hợp mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe ô tô, xe máy, xe đạp

  •  895
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…