Luật Căn cước được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, đến ngày 01/7/2024 bắt đầu có hiệu lực giúp hoàn thiện pháp luật, đáp ứng thực tiễn về quản lý dân cư, cải cách hành chính, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Kể từ ngày 01/7 tới đây, Luật Căn cước chính thức có hiệu lực, thay thế cho Luật Căn cước công dân.
Một trong những nội dung quan trọng của Luật là việc đổi thẻ căn cước công dân (CCCD) thành thẻ căn cước.
Nhiều ý kiến thắc mắc về việc có bắt buộc phải đổi thẻ CCCD sang Căn cước không?
Bộ Công an xin trả lời như sau:
Căn cứ tại Điều 46 Luật Căn cước quy định về chuyển tiếp nêu rõ: Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2024) có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ.
Như vậy, thẻ căn cước có giá trị tương đương như thẻ CCCD.
Tuy nhiên đối với các trường hợp công dân đang sử dụng thẻ CCCD vẫn còn thời hạn sử dụng thì vẫn tiếp tục được sử dụng đến khi hết thời hạn mới phải đổi sang thẻ căn cước, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước.
Những trường hợp phải làm thủ tục cấp, đổi thẻ căn cước gồm: Công dân đủ 14 tuổi chưa từng được cấp thẻ căn cước, thẻ CCCD; công dân đã có thẻ CCCD nhưng hết thời hạn sử dụng.
Trường hợp công dân dưới 14 tuổi, công dân có thẻ CCCD còn thời hạn sử dụng được cấp thẻ căn cước khi công dân đó có nhu cầu.
Thẻ CCCD được cấp trước ngày 01/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
Như vậy, không bắt buộc đổi CCCD còn hạn sử dụng sang Thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024.
Không còn vân tay, quê quán trên Thẻ Căn cước
Trong đó, theo Bộ Công an, luật bổ sung quy định về giải thích từ ngữ để làm rõ một số thuật ngữ liên quan đến công tác quản lý nhà nước về căn cước như sinh trắc học; người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam...
Luật đã sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay và sửa đổi quy định về thông tin số căn cước, dòng chữ "căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ" thành "số định danh cá nhân, căn cước, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú trên thẻ căn cước...".
Việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân.
Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử trên căn cước. Đối với những căn cước công dân đã cấp vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.
Người dân có thể đề nghị cấp căn cước mới qua online
Trung tướng Lê Quốc Hùng nêu rõ người dân đề nghị cấp mới, cấp lại căn cước có thể thao tác trên cổng dịch vụ công quốc gia. Với trường hợp yêu cầu cấp lại sau thời gian dài thì ngoài khai báo online các trường thông tin cần thiết, thu thập sinh trắc học phải đến cơ quan công an gần nhất vì ở đó mới có phương tiện thu thập sinh trắc học.
Xem bài viết liên quan: Thẻ căn cước công dân gắn chip có tác dụng gì?
Trường hợp nào được miễn lệ phí cấp, đổi thẻ căn cước công dân?
Giữ Căn cước công dân của khách, chủ nhà nghỉ có vi phạm pháp luật?