DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Học tại chức là gì? Điều kiện để tham gia học tại chức?

Avatar

 

Trong hệ thống giáo dục hiện đại, học tại chức là một hình thức đào tạo linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ của nhiều người.

Hình thức này ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vậy, học tại chức là gì? Điều kiện để tham gia học tại chức như thế nào?

Học tại chức hay còn gọi là học ngoài giờ hành chính, là hình thức đào tạo dành cho những người đã đi làm, không thể tham gia các khóa học chính quy toàn thời gian. 

Đây là giải pháp hữu hiệu giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp mà vẫn đảm bảo công việc hàng ngày. 

Hình thức này đang ngày càng được quan tâm và khuyến khích bởi các cơ sở giáo dục cũng như doanh nghiệp.

(1) Học tại chức là gì?

Hiện nay, cụm từ “học tại chức” dần được thay bằng đào tạo “vừa làm vừa học”. Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH, đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học được quy định như sau:

Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học là hình thức đào tạo nghề nghiệp không tập trung liên tục, theo đó người học tập trung học tập tại địa điểm đào tạo theo từng học kỳ, đợt học; hết học kỳ, đợt học người học tiếp tục làm công việc của mình tại nơi làm việc

Như vậy, học tại chức dành cho những người đã đi làm nhưng có mong muốn tiếp tục học nâng cao trình độ. Các chương trình học tại chức được thiết kế tương tự như các chương trình chính quy, đảm bảo chất lượng đào tạo và cấp bằng.

 

Lợi ích của việc học tại chức (vừa học vừa làm)

- Linh hoạt thời gian: Người học có thể sắp xếp thời gian học phù hợp với lịch làm việc của mình.

- Tiết kiệm chi phí: So với các chương trình học chính quy, học tại chức thường có chi phí thấp hơn.

- Nâng cao trình độ chuyên môn: Người học có thể áp dụng ngay kiến thức và kỹ năng mới vào công việc, nâng cao hiệu quả công việc.

(2) Điều kiện để tham gia học tại chức?

Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về những điều kiện cần có để tham gia học tại chức. Tuy nhiên có thể tham khảo một số điều kiện dưới đây:

- Điều kiện về học vấn:

+ Tốt nghiệp THPT: Thí sinh phải có bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) hoặc tương đương để đủ điều kiện đăng ký các chương trình cử nhân tại chức.

+ Tốt nghiệp đại học: Đối với các chương trình thạc sĩ tại chức, thí sinh cần có bằng tốt nghiệp đại học trong lĩnh vực liên quan hoặc các ngành khác (có thể yêu cầu bổ sung một số môn học)

- Điều kiện về hồ sơ, giấy tờ:

Thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm đơn xin học, bản sao bằng tốt nghiệp, bảng điểm, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc (nếu có), sơ yếu lý lịch, và các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.

- Điều kiện về sức khỏe:

 + Sức khỏe tốt: Người học cần có sức khỏe tốt để theo đuổi chương trình học ngoài giờ hành chính, đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và học tập.

+ Thời gian linh hoạt: Khả năng quản lý thời gian tốt là một yếu tố quan trọng, vì người học cần sắp xếp lịch làm việc và học tập một cách hợp lý.

Đối với thời gian học tập, tại điểm b khoản 4 Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian học tập đối với hình thức đào tạo đại học vừa học vừa làm như sau:

Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.

(3) Một số trường đại học đào tạo học tại chức tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay có rất nhiều trường đại học tuyển sinh hệ vừa học vừa làm. Có thể tham khảo một số trường đại học tại khu vực miền nam thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh vừa học vừa làm năm 2024, bao gồm:

- Đại học Bách khoa TP.HCM 

- Đại học Ngân hàng TP.HCM 

- Đại học Lao động xã hội

- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

- Đại học Kiến trúc TP.HCM 

- Đại học Tài chính – Marketing 

- Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

- Đại học Mở TP.HCM 

- Đại học Luật TP.HCM 

- Đại học Nông Lâm TP.HCM 

- Đại học Mỹ thuật TPHCM 

- Đại học Giao thông Vận tải

- Đại học Sư phạm TP.HCM 

- Đại học Kinh tế TP.HCM 

- Đại học Kinh tế - Luật 

- Học viện hàng không 

- Đại học Sài Gòn 

- Đại học Sư phạm TP.HCM 

- Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

- Đại học Văn hóa TP.HCM 

Tóm lại, học tại chức hay còn được gọi là hệ vừa học vừa làm, là hình thức học ngoài giờ hành chính, là hình thức đào tạo dành cho những người đã đi làm, không thể tham gia các khóa học chính quy toàn thời gian. 

Bên cạnh đó, pháp luật không có quy định cụ thể về điều kiện học tại chức, tuy nhiên các thí sinh vẫn phải đáp ứng các yêu cầu về học vấn, thời gian, sức khỏe và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khi đăng ký học.

  •  946
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…