DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giáo viên có còn được hưởng phụ cấp thâm niên theo dự thảo Luật Nhà giáo không?

Avatar

 

Phụ cấp thâm niên là một trong những quyền lợi của giáo viên, với những thay đổi hiện nay của hệ thống pháp luật, liệu giáo viên có còn được hưởng phụ cấp thâm niên theo dự thảo Luật Nhà giáo không?

>>> Bài viết dựa trên Dự thảo Luật Nhà giáo Lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/19/Khongso_621345.doc

>>> Xem Dự thảo Luật Nhà giáo cập nhất mới nhất tại đây

(1) Giáo viên có còn được hưởng phụ cấp thâm niên theo dự thảo Luật Nhà giáo không?

Theo đề xuất tại Điều 40 Dự thảo Luật Nhà giáo, chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có).

Căn cứ theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, kể từ ngày 01/7/2024, giáo viên được hưởng 08 loại phụ cấp sau đây:

- Phụ cấp kiêm nhiệm

- Phụ cấp thâm niên vượt khung

- Phụ cấp khu vực

- Phụ cấp trách nhiệm công việc

- Phụ cấp lưu động

- Phụ cấp ưu đãi theo nghề

- Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

- Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập

Như vậy, theo đề xuất của Dự thảo Luật Nhà giáo, chính sách lương của giáo viên sẽ bao gồm các khoản phụ cấp, trong đó có phụ cấp thâm niên. Do đó, nếu Luật Nhà giáo được thông qua, giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên.

Đối với những nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù đó nếu đáp ứng được các quy định của chính sách.

Trường hợp nhà giáo công tác ở ngành lĩnh vực mà ngành, lĩnh vực đó có chính sách trùng với chính sách dành cho nhà giáo nhưng ở mức cao hơn thì được hưởng 01 chính sách có mức cao nhất.

Cũng theo đề xuất tại Điều 40 Dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

(2) Đề xuất thêm một số chính sách hỗ trợ dành cho nhà giáo

Theo đề xuất tại Điều 41 Dự thảo Luật Nhà giáo, nhà nước có chính sách hỗ trợ nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở vùng khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy trẻ khuyết tật, nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số, nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số, dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật.

Theo đó, các chính sách hỗ trợ nhà giáo gồm:

- Nhà công vụ

- Chế độ phụ cấp

- Chế độ trợ cấp

- Chính sách đào tạo

- Bồi dưỡng

- Khám bệnh định kỳ hằng năm

- Hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo

- Các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo.

Ngoài các đề xuất chung về chính sách hỗ trợ nhà giáo nêu trên, nhà nước cũng khuyến khích địa phương ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ nhà giáo; cơ sở giáo dục hỗ trợ nhà giáo thông qua quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo.

Theo quy định tại Điều 43 Dự thảo Luật Nhà giáo, quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo là quỹ không vì lợi nhuận; dùng để hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; hỗ trợ nhà giáo và thân nhân nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn; khen thưởng, tôn vinh nhà giáo.

Quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo gồm hai loại:

- Do tổ chức, cá nhân thành lập, hoạt động và quản lý theo quy định về quỹ xã hội, quỹ từ thiện;

- Do cơ sở giáo dục thành lập từ nguồn kinh phí tài trợ, viện trợ, hiến tặng hoặc kinh phí của cơ sở giáo dục và nguồn kinh phí hợp pháp khác; hoạt động theo quy chế tổ chức, hoạt động và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật.

Có thể thấy, các chính sách hỗ trợ được đề xuất rất đa dạng và bao quát, từ nhà công vụ, chế độ phụ cấp, trợ cấp cho đến các chính sách đào tạo và bồi dưỡng.

Đặc biệt, chính sách hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo cũng là một điểm đáng chú ý, thể hiện sự chăm sóc đến đời sống gia đình của giáo viên. Điều này cho thấy nhà nước đã nhận thức rõ ràng về vai trò quan trọng của nhà giáo trong việc phát triển giáo dục và xã hội.

>>Bài viết dựa trên Dự thảo Luật Nhà giáo Lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/19/Khongso_621345.doc

>>Xem Dự thảo Luật Nhà giáo cập nhất mới nhất tại đây

  •  191
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…