DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có phải bồi thường khi cháy nhà lan sang người khác?

Avatar

 

Cháy nhà là điều không ai mong muốn, nhưng nếu xảy ra đám cháy và lan sang làm cháy những nhà bên cạnh thì chủ nhà có phải bồi thường thiệt hại cho những nhà đó không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên.

Căn cứ xác định thiệt hại để yêu cầu bồi thường

Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, các căn cứ để xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường bao gồm:

- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Như vậy, việc nhà bị cháy và có thiệt hại về tài sản là một trong những căn cứ để người có nhà bị cháy lan yêu cầu nhà có nguồn đám cháy bồi thường thiệt hại cho mình.

Cháy nhà lan sang nhà người khác có phải bồi thường không?

Ngoại trừ những trường hợp cố ý làm cháy nhà chắc chắn sẽ phải bồi thường thiệt hại theo những căn cứ đã nêu trên thì Một số trường hợp cháy nhà thường thấy như do chập điện, rò rỉ khí gas,... liệu Những trường hợp này, chủ nhà có phải bồi thường cho những người bị thiệt hại vì cháy lan không?

Cháy nhà do nguồn nguy hiểm cao độ

Theo Khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguồn nguy hiểm cao độ như sau:

Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Như vậy, mạng lưới điện trong nhà, chất đốt như khí gas,... được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ. Người bị thiệt hại trong trường hợp này sẽ được bồi thường.

Chủ thể bồi thường

Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường được quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

- Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 và Khoản 3 Điều 12 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP

+ Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.

+ Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.

- Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tình thế cấp thiết được hướng dẫn tại điểm b Khoản 4 Điều 12 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn. Trách nhiệm bồi thường trong tình thế cấp thiết được thực hiện theo quy định tại Điều 595 của Bộ luật Dân sự.

- Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

- Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Hai khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 5 Điều 12 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP:

+ Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

+ Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp và người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Như vậy, chủ sở hữu nhà là nguồn đám cháy sẽ phải bồi thường thiệt hại cho những nhà bị cháy lan, cho dù chủ sở hữu không có lỗi trong việc gây ra đám cháy. Nếu họ để cho những người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp mà gây cháy thì cũng phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi cháy nhà lan sang nhà khác

Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 Việt Nam, nguyên tắc bồi thường thiệt hại cụ thể như sau:

- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Như vậy, người chủ nhà là nguồn cháy có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với phần hư hỏng, thiệt hại do đám cháy lan ra ở các nhà khác, các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc có thể sửa chữa khắc phục lại tài sản, nếu là tiền thì phương thức có bồi thường một lần hoặc nhiều lần.

Xem thêm: Vô ý gây hỏa hoạn bị xử lý như thế nào?

  •  1670
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…