DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chi tiết những sửa đổi của Luật sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Avatar

 

Ngày 12/9/2024, Chính phủ đã có Tờ trình 422/TTr-CP 2024 gửi Quốc Hội tóm tắt về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, dự kiến sẽ thực hiện sửa đổi 4 nội dung như sau.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/17/to-trinh-422-TTr-CP.pdf Tờ trình 422/TTr-CP 2024

Cụ thể, Tờ trình 422/TTr-CP 2024 nêu rõ, Dự thảo Luật dự kiến bao gồm 02 Điều, trong đó:

- Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2008Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014.

- Điều 2. Hiệu lực thi hành.

Bên cạnh đó, Tờ trình 422/TTr-CP 2024 cũng có nêu rõ Dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở các chính sách và nội dung tại Nghị quyết 106/NQ-CP, cụ thể như sau:

(1) Quy định chi tiết tiêu chí, tiêu chuẩn xét thăng quân hàm, nâng lương trước thời hạn và những chế độ khác

Cụ thể, tại Tờ trình 422/TTr-CP 2024, Dự thảo Luật dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung một số nội dung giao cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết như sai:

- Tiêu chí, tiêu chuẩn được xét thăng quân hàm vượt bậc và thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn, phong quân hàm sĩ quan dự bị.

- Quy định cụ thể một số chế độ, chính sách của sĩ quan về bảo hiểm xã hội, nhà ở, đất ờ, chăm sóc sức khỏe, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương... để bảo đảm chặt chẽ, có tính khả thi.

Đối với nội dung này, ngày 06/8/2024, Bộ Chính trị đã có ý kiến kết luận như sau: 

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam không quy định những vấn đề cụ thể về tổ chức bộ máy và quân hàm cấp Trung tướng trở xuống trong lực lượng vũ trang mà giao Chính phủ và Bộ Quốc phòng quy định cụ thể theo thẩm quyền để bảo đảm linh hoạt, phù hợp với tính chất nhiệm vụ của Quân đội.

Theo đó, Bộ Chính trị đã đề nghị Quốc hội giao Chính phủ quy định cụ thể vị trí có bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đon vị thành lập mới, đơn vị được tổ chức lại để thực hiện kết luận của Bộ Chính trị tại Văn bản 10809-CV/VPTW ngày 06/8/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng. 

Đối với một số nội dung liên quan đến chế độ, chính sách của sĩ quan, dự thảo Luật dự kiến thực hiện sửa đổi, bổ sung theo hướng thống nhất với chế độ, chính sách ở các luật khác nhằm cụ thể hom về một số chế độ, chính sách như: 

- Quy định về tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân và cấp có thẩm quyền quy định tiêu chí, tiêu chuẩn xét thăng quân hàm sĩ quan vượt bậc; thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn; thanh toán cho những ngày không nghỉ phép; chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ.

- Bổ sung quy định về điều kiện nghỉ hưu đối với đối tượng hết tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất; chế độ an điều dưỡng, chăm sóc khi mắc bệnh hiểm nghèo, chế độ thông tin, hỗ trợ tang lễ khi từ trần đối với sĩ quan nghỉ hưu; phong quân hàm sĩ quan dự bị; trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương.

- Bổ sung thẩm quyền của Chính phủ “Ban hành cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút, trọng dụng nhân tài đối với Quân đội” theo kết luận của Bộ Chính trị tại Văn bản 10809-CV/VPTW ngày 06/8/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng.

(2) Sửa đổi chính sách về chức vụ, chức danh của sĩ quan

Cụ thể, tại Dự thảo Luật dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung quy định chức vụ cơ bản và chức vụ, chức danh tương đương của sĩ quan tại Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.

Đối với đề xuất sửa đổi, bổ sung này, tại Tờ trình 422/TTr-CP 2024 có nêu rõ, Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 hiện hành chỉ quy định 11 chức vụ cơ bản của sĩ quan là cấp trưởng, không quy định chức vụ cơ bản là cấp phó. Theo đó, chưa cụ thể hóa các chức danh, chức vụ theo quy định của Bộ Chính trị; chưa quy định đầy đủ các chức danh, chức vụ có thẩm quyền chỉ huy, quản lý trong Quân đội nên chưa khẳng định được vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của chức vụ có thẩm quyền và phân định quyền hạn cấp trên, cấp dưới trong chỉ huy, chấp hành điều lệnh, điều lệ, kỷ luật Quân đội. Mặt khác, cũng không quy định chức vụ, chức danh tương đương đối với cấp phó nên việc xác định chức vụ, chức danh tương đương đối với cấp phó và sĩ quan không giữ chức vụ chỉ huy, quản lý gặp khó khăn. 

(3) Sửa đổi chính sách về hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của sĩ quan

Cụ thể, Dự thảo Luật dự kiến sửa đổi, bổ sung quy định tuổi phục vụ của sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị tại Điều 13 và Điều 38 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999

Bởi hiện tại, tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của sĩ quan (cấp úy 46; Thiểu tá 48; Trung tá 51; Thượng tá 54; Đại tá nam 57, nữ 55 và cấp tướng nam 60, nữ 55) chưa tận dụng được nguồn nhân lực có bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm, sức khỏe. Đồng thời, cũng chưa bảo đảm chế độ, chính sách cho một bộ phận sĩ quan khi nghỉ hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

(4) Đối với chính sách về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan 

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan là cấp tướng, cấp tá, cấp úy tại Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.

Giải thích cho đề xuất sửa đổi nêu trên, Tờ trình nêu rõ, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng. Tuy nhiên, một số đơn vị đã có sự điều chỉnh, phát triển về quy mô tổ chức, biên chế, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và được điều chỉnh chức danh, chức vụ nhưng chưa được quy định cụ thể trong Luật. 

Theo đó, cần phải rà soát, bổ sung, điều chỉnh, bảo đảm cân đối giữa các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, thể hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Quân đội là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất.

Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đổi với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới do ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Tuy nhiên, thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, điều chỉnh không thay đổi về tên gọi nhưng có sự điều chỉnh, phát triển về quy mô tổ chức, biên chế và bổ sung chức năng, nhiệm vụ đã gặp vướng mắc trong đề nghị cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan là cấp tướng, do chưa có sự thống nhất cách hiểu để các đơn vị này được xem là “đơn vị thành lập mới”, nên không thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định nêu trên. 

Xem chi tiết tại Tờ trình 422/TTr-CP 2024 ngày 12/9/2024.

  •  361
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…