DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cần làm gì khi mua phải hàng giả và tố cáo với cơ quan nào?

Avatar

 

Ngày nay, mạng xã hội đã đóng góp một phần không nhỏ trong đời sống chúng ta, cũng từ đó tạo điều kiện cho nhiều kênh bán hàng trực tuyến phát triển sôi nổi hơn. Điều này khiến việc kiểm soát chất lượng hàng hóa cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều người dân phản ánh lại rằng khi mua phải hàng giả, hàng nhái không biết cần làm gì và tố cáo với ai? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

Hiện trạng

Thực tế, nhiều kênh bán hàng nổi lên với nhiều mặt hàng đa dạng, đặc biệt là bán hàng online. Tuy nhiên, nhiều người khi nhận hàng online mới phát hiện là hàng dỏm, hàng nhái, đôi khi lại là những hàng hóa đã hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, hay hình một đằng mà hàng nhận được lại một nẻo.

Vấn đề này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, họ cảm thấy bị xâm phạm quyền, tuy nhiên chưa rõ phải kiện ai và đòi bồi thường như thế nào?

Nhiều trường hợp, người tiêu dùng tìm đến người bán hàng để giải quyết thì người bán hàng lại chối bỏ trách nhiệm và đẩy trách nhiệm về nhà sản xuất. Vậy người tiêu dùng cần làm gì trong trường hợp này?

Hàng giả là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, “hàng giả” bao gồm:

- Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hoá không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.

- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

- Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016.

- Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng.

- Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Người dân cần làm gì khi mua trúng hàng giả?

Đầu tiên, khi mua nhầm hàng giả - hàng nhái, hàng kém chất lượng người tiêu dùng nên giữ nguyên hiện trạng hàng hóa và các chứng cứ liên quan để có thể liên hệ người đã bán và yêu cầu đổi hàng hoặc hoàn trả tiền hoặc bồi thường.

Đồng thời thông báo cho cơ quan Quản lý thị trường/cơ quan công an nơi gần nhất. Trường hợp hai bên phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng nên làm đơn tố cáo kèm chứng cứ liên quan của hàng hóa đó cho cơ quan Quản lý thị trường/cơ quan công an nơi gần nhất để yêu cầu xử lý.

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, những hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng bị nghiêm cấm, nếu vi phạm thì tùy theo tính, mức độ vi phạm mà bị khiếu nại, tố cáo, bị khởi kiện, bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 8 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 thì người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp và có quyền yêu cầu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả; trường hợp có phát sinh tranh chấp thì có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.

Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP tùy từng mức độ hành vi vi phạm mà có thể cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu hàng hóa, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề  có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;

Trong đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức;

Xử lý hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả

Xử phạt vi phạm hành chính

(1) Đối với hành vi buôn bán hàng giả:

Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng thì phạt tiền từ 01-03 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 03 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 05 triệu đồng;

Mức cao nhất là phạt tiền từ 50-70 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;

- Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là: tịch thu tang vật, Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng .

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc tiêu hủy tang vật; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Đối với hành vi sản xuất hàng giả:

Đối với hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng thì phạt tiền từ 05-10 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 03 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 05 triệu đồng;

Mức phạt tiền cao nhất là Phạt tiền từ 70-100 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  Xem thêm tại Điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ của sự việc mà có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa dối khách hàng theo Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 và Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 BLHS 2015. 

  •  8416
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…