DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các ngày lễ, sự kiện nổi bật trong tháng 9 năm 2024?

Avatar

 

Trong tháng 9 năm 2024 có những ngày lễ, sự kiện nổi bật nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin về các ngày lễ, sự kiện trong tháng này cũng các hoạt động vui chơi giải trí dịp lễ Quốc khánh 2/9 - ngày lễ lớn của cả nước.

(1) Ngày Quốc Khánh Nước Việt Nam (2/9)

Ngày Quốc khánh Việt Nam là một dịp lễ vô cùng quan trọng đối với nhân dân ta, diễn ra vào ngày 2/9 hằng năm. Đây là ngày kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 2/9/1945.

Theo công văn 8662/VPCP-KGVX ngày 3/11/2023 của Văn phòng Chính phủ, xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 4594/LĐTBXH-ATLĐ ngày 27/10/2023 về việc đề xuất nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản nêu trên về việc nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8/2024 đến hết ngày 03/9/2024.

Xem thêm: Xem lịch âm tháng 9 năm 2024? Còn bao nhiêu ngày đến Tết Nguyên đán 2025?

Lịch nghỉ 2/9 đối với người lao động khối ngoài nhà nước xem tại: Lịch NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH năm 2024

Các hoạt động sôi nổi dịp lễ 2/9: Tại Thủ đô Hà Nội, 6 đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao sẽ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ người dân tại một số quận, huyện, trong đó đáng chú ý là Đợt phim Kỷ niệm với những bộ phim như phim truyện “915”, phim tài liệu “Luật sư Vũ Trọng Khánh”, “Một lần sống”… tái hiện lịch sử nước nhà trên phạm vi cả nước. Về công tác xã hội, TP Hà Nội dành tặng 2.891 suất quà, với tổng kinh phí là 6,12 tỷ đồng tới các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng trên địa bàn Thủ đô.

Tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 16/8 đến 6/9, thành phố tổ chức triển lãm tại Công viên Lam Sơn (đường Đồng Khởi, Quận 1). Ngày 30/8, tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4); Bảo tàng Tôn Đức Thắng (đường Tôn Đức Thắng, Quận 1); Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ (Quận 1). Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao như: Giải đua thuyền truyền thống TP Hồ Chí Minh; Chương trình nghệ thuật kỷ niệm được tổ chức lúc 19 giờ ngày 2/9 tại Khu vực đi bộ Nguyễn Huệ. Thành phố mang tên Bác còn tổ chức hoạt động bắn pháo hoa nghệ thuật vào lúc 21 giờ 15 phút mừng ngày lễ lớn của dân tộc.

Chiếu 4 phim về tư liệu lịch sử, xem thêm tại: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh

(2) Ngày Thành Lập Đài Tiếng Nói Việt Nam (7/9)

Đài Tiếng nói Việt Nam được ra đời vào ngày 7/9/1945 theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn kháng chiến, Đài Phát thanh gần như là cơ quan báo chí duy nhất có sức lan tỏa trong đời sống xã hội, khơi dậy lòng yêu nước, tạo nên sức mạnh vô song chiến thắng kẻ thù.

Đến nay, Đài Tiếng nói Việt Nam đã trở thành cơ quan truyền thông đa loại hình, đa phương tiện hiện đại, vững mạnh; giữ vững vị thế là cơ quan báo chí chủ lực, quan trọng của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn tin yêu của nhân dân trong và ngoài nước.

(3) Ngày Quốc Tế Xóa Nạn Mù Chữ (8/9)

Ngày Quốc tế xóa nạn mù chữ (World Literacy Day) được UNESCO thành lập vào ngày 8/9/1966. Ngày này được kỷ niệm hằng năm nhằm mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết đọc, biết viết đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng trong xã hội.

Việc xóa nạn mù chữ còn là mấu chốt để hạn chế đói nghèo, giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở trẻ em, ngăn chặn đà tăng trưởng dân số, thiết lập bình đẳng giới và bảo đảm sự phát triển bền vững, hòa bình, dân chủ.

(4) Ngày Thành Lập Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (10/9)

Sau năm 1954, nước ta bị chia cắt thành 2 miền Nam Bắc với hai chính quyền khác nhau. Vì thế, từ ngày 5/9 đến 10/9/1955, tại thủ đô Hà Nội, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất toàn quốc họp quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.  

Ngày 10/9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời với mục đích “"đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, đấu tranh đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”

(5) Ngày Truyền thống Tòa án nhân dân (13/9)

Căn cứ theo Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định ngày truyền thống, biểu trưng của Tòa án nhân dân như sau:

- Ngày truyền thống Tòa án nhân dân là ngày 13 tháng 9 hằng năm.

- Tòa án nhân dân có biểu trưng riêng. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về biểu trưng của Tòa án nhân dân.

Đồng thời tại tiểu mục 2 Mục III Quyết định 551/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2023 cũng nêu rõ:

Các cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân (Báo Công lý, Truyền hình Tòa án, Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước, các mô hình mới, cách làm hay, gương điển hình tiên tiến, gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, kỷ niệm 76 năm truyền thống Thi đua yêu nước (11/6/1948-11/6/2024) và 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945-13/9/2024), nhằm cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo sức lan tỏa trong hệ thống Tòa án nhân dân và trong xã hội.

(6) Ngày Quốc Tế Dân Chủ (15/9)

Ngày Quốc tế Dân chủ có tên tiếng Anh là International Day of Democracy. Liên Hợp quốc đã kêu gọi các quốc gia lấy ngày 15/9 hằng năm là ngày Dân chủ Quốc tế trong một Nghị quyết về ủng hộ việc thúc đẩy các nền dân chủ.

Ngày này là dịp để mọi người cùng quan tâm, chú ý đến dân chủ và thúc đẩy dân chủ. Các cá nhân tổ chức phi chính phủ, các tổ chức khu vực và quốc tế được kêu gọi tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về chủ đề này.

(7) Ngày Quốc Tế Bảo Vệ Tầng Ozone (16/9)

Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone (International Day for the Preservation of the Ozone Layer) được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm do Liên hợp quốc thành lập.

Vào dịp này, tất cả các nước tham gia Nghị định thư Montreal đều sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Trong đó, Việt Nam là quốc gia thành viên đã có nhiều hoạt động hưởng ứng tích cực, hiệu quả.

Đây là dịp để các quốc gia trên thế giới tăng cường nhận thức và có những hành động thiết thực bảo vệ tầng ozone, giữ gìn môi trường sống của nhân loại vì sự phát triển bền vững.

(8) Ngày kỷ niệm Việt Nam trở thành thành viên Liên Hợp Quốc (20/09)

Ngày kỷ niệm niệm Việt Nam trở thành thành viên Liên Hợp Quốc được thành lập vào ngày 20/09/1977. Sau cuộc đại chiến tranh vào năm 1975 , Việt Nam đã bước một bước quan trọng khi gia nhập vào tổ chức Liên Hợp Quốc (United Nation, UN) để hòa nhập Quốc tế sau chiến tranh.

(9) Ngày Quốc Tế Hòa Bình (21/9)

Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) được Liên hợp quốc khởi xướng vào năm 1981 và được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 9/1982. Cho đến năm 2002, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức tuyên bố lấy ngày 21/9 hằng năm kỷ niệm Ngày Quốc tế Hòa Bình.

Liên hợp quốc mong muốn thông qua ngày này kêu gọi các bên tham chiến trên toàn thế giới cùng từ bỏ vũ khí và cũng là để khuyến khích toàn nhân loại cùng hành động để thực hiện mục tiêu hòa bình thế giới.

Việt Nam là thành viên của LHQ vào ngày 20/9/1977 đã có nhiều tham gia, đóng góp hiệu quả và có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

(10) Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/09)

Một trong những ngày lễ quan trọng ở Việt Nam vào tháng 9 là Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/09). Ngày kỷ niệm này được thành lập để bày tỏ lòng biết ơn đối với công đóng góp của người dân Nam Bộ trong hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và Mỹ và phe đồng minh.

Vào ngày 23/9/1945, toàn bộ người dân Nam Bộ trên đất Sài Gòn cùng nhau đứng lên đấu tranh, giành lại quyền kiểm soát và tuyên bố thành lập chính quyền Cộng hòa miền Nam, khởi đầu cuộc kháng chiến đối với quân Nhật lẫn quân Pháp.

(11) Ngày Du Lịch Thế Giới (27/9)

Ngày Du lịch Thế giới (World Tourism Day) được cử hành vào ngày 27 tháng 9 hằng năm do Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc đặt ra nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch trong cộng đồng quốc tế.

Đồng thời, ngày này còn là để chứng minh tầm quan trọng của du lịch đối với các giá trị văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế trên khắp thế giới.

(12) Tết Trung Thu (17/9/2024 Dương Lịch)

Tết Trung thu là ngày Tết truyền thống và đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần, sum vầy, cùng nhau ngắm trăng, trò chuyện, thưởng trà,... Vào ngày này, các em thiếu nhi trên khắp mọi miền đất nước sẽ được tham gia nhiều hoạt động như rước đèn, xem múa lân, phá cỗ,…

Tết Trung thu được tổ chức hằng năm vào ngày 15/08 (Rằm tháng 8) âm lịch. Trung thu 2024 rơi vào thứ Ba, ngày 17/9/2024 dương lịch.

Một Số Ngày Lễ, Kỷ Niệm Và Sự Kiện Trong Tháng 9 Nổi Bật Khác

- 5/9: Ngày Quốc tế Từ thiện

- 10/9: Ngày Thế giới Phòng Tự sát, 

Trên đây là tổng hợp các sự kiện nổi bật, ngày lễ trong tháng 9 năm 2024 nhằm giúp cho bạn đọc biết thêm một số thông tin bổ ích về lịch sử, thông tin của các sự kiện, ngày lễ. Ngoài ra còn giúp các bạn đọc có sự chuẩn bị thật tốt trước ngày diễn ra các ngày lễ, sự kiện này.

Xem thêm: Xem lịch âm tháng 9 năm 2024? Còn bao nhiêu ngày đến Tết Nguyên đán 2025?

  •  1418
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…