Người nghỉ hưu chưa nhận thất nghiệp lần nào có được nhận tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
16/05/2024 15:02 PM

Việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp chỉ tối đa 12 tháng, vậy người nghỉ hưu chưa nhận thất nghiệp lần nào có được nhận tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp không? - Lê Phú (Cần Thơ)

Người nghỉ hưu chưa nhận thất nghiệp lần nào có được nhận tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

Người nghỉ hưu chưa nhận thất nghiệp lần nào có được nhận tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp không? (Hình từ internet)

Việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Đối với vấn đề này, hiện tại đã quy định về mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp chỉ tối đa 12 tháng. Và vấn đề đặt ra đối với người chưa thất nghiệp lần nào đến khi nghỉ hưu có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không cũng được quan tâm và tìm hiểu.

Người nghỉ hưu chưa nhận thất nghiệp lần nào có được nhận tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

Căn cứ theo Luật Việc làm 2013, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp (tương đương 144 tháng đóng), không được tính hưởng và bảo lưu thời gian đóng dư. (Xem thêm hướng dẫn bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng tại đây)

Bên cạnh đó, theo điểm b khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm 2013 người  hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, người nghỉ hưu chưa nhận thất nghiệp lần nào sẽ không thuộc diện được nhận lại tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Tuy nhiên, tại dự thảo Luật Việc làm đang lấy ý kiến theo hướng bảo vệ quyền lợi người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng, chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào sẽ không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Phần bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động đã đóng dư có thể chuyển sang chế độ khác của BHXH để tăng quyền lợi cho người lao động khi nghỉ hưu. Tránh tình trạng, người lao động đã đóng dư tiền trong bảo hiểm thất nghiệp nhưng lại chỉ nhận tối đa 12 tháng, gây thiệt hại lớn đối với người lao động.

Đối với những trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cả đời, đến khi nghỉ hưu vẫn chưa nhận trợ cấp thất nghiệp một lần nào, nên có một khoản để chi trả cho người lao động từ phần bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động đã đóng dư.

Trong đó, việc chi trả lại khoản dư cho người lao động có thể dựa vào khoản phần trăm người lao động đã đóng. Theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm 2013 thì mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

- Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng;

- Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Như vậy, khi về hưu BHXH cũng có thể một khoản cho người lao động đã đóng dư bằng số tiền người lao động đã đóng, còn phần 1% doanh nghiệp đóng và 1% Nhà nước hỗ trợ có thể giữ lại làm quỹ chung hỗ trợ cho người lao động thất nghiệp. Điều đó giúp lợi ích của người lao động sẽ được đảm bảo, có thêm một khoản tiền để họ nghỉ hưu có cuộc sống chu toàn hơn.

Nguyễn Hữu Hiệp

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 648

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]