Hướng dẫn viết bài dự thi Giấc mơ xanh năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
21/05/2024 10:30 AM

Xin cho tôi hỏi ban tổ chức cuộc thi hướng dẫn viết bài dự thi Giấc mơ xanh năm 2024 thế nào? - Hoài Nhân (Bình Thuận)

Hướng dẫn viết bài dự thi Giấc mơ xanh năm 2024

Hướng dẫn viết bài dự thi Giấc mơ xanh năm 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Hướng dẫn viết bài dự thi Giấc mơ xanh năm 2024

Dưới đây là hướng dẫn viết bài dự thi Giấc mơ xanh năm 2024:

(1) Nội dung

- Là sản phẩm BÀI VIẾT của cá nhân/tập thể (chưa đăng báo hoặc in sách), dung lượng không quá 2.000 từ, tối đa không quá 05 ảnh, tập trung vào các chủ đề liên quan đến mục đích/ ý nghĩa của cuộc thi, gắn với tuyên truyền, phổ biến về Luật Bảo vệ môi trường như:

+ Phản ánh, biểu dương các tổ chức, cá nhân điển hình… có các hoạt động nổi bật về bảo vệ môi trường.

+ Phản ánh các vấn đề gây ô nhiễm môi trường như: ô nhiễm không khí, đất và nước... Những vấn đề quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, chống rác thải nhựa và túi ni lông; đa dạng sinh học, phát triển đô thị xanh, những hình ảnh về diễn biến tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam… Qua đó, nhằm nâng cao ý thức, nhận thức, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị, tổ chức và người dân trong việc bảo vệ môi trường.

+ Giới thiệu các mô hình tiên tiến, sáng kiến kỹ thuật, những kinh nghiệm hay cũng như các giải pháp, ý tưởng mới về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững...

+ Những hình ảnh về sự chung sức, hành động của con người trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong thực tiễn.

(2) Thể loại và hình thức:

- Là các bài viết nghiên cứu, phản ánh, ghi chép, phóng sự, phỏng vấn, chân dung nhân vật, mô hình tiêu biểu...

- Nội dung phản ánh khách quan, trung thực, nguồn tin chính xác, rõ ràng.

- Tác giả phải chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu và quyền sở hữu trí tuệ của các tác phẩm dự thi. Trong trường hợp trích dẫn minh họa, phải có chú thích/ dẫn nguồn rõ ràng.

- Tác phẩm dự thi phải có đầy đủ thông tin của tác giả dưới bài viết, gồm: họ và tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc, email.

- Đối với ảnh gửi kèm bài: Ảnh màu, định dạng .JPG, dung lượng từ 1MB đến 5 MB.

- Người tham gia không bị giới hạn số lượng tác phẩm gửi đến dự thi.

(3) Hướng dẫn gửi bài dự thi:

- Thời gian nhận tác phẩm: từ ngày 01/05/2024 – 30/11/2024.

- Hình thức gửi bài thi: Gửi qua Cổng thông tin điện tử Cuộc thi, do Ban Tổ chức công bố; điền đầy đủ thông tin liên hệ.

Thời gian tổ chức Cuộc thi Giấc mơ xanh năm 2024

- Thời hạn gửi các tác phẩm dự thi: Từ ngày 01/05/2024 – 30/11/2024

- Vòng thi tháng: từ tháng 05/2024 đến tháng 11/2024.

- Vòng chấm chung khảo và chung kết: từ 01/12/2024 – 15/12/2024

- Thời gian tổng kết, trao giải: Dự kiến cuối tháng 12/2024

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.

- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.

- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

(Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2022)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 757

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn