Bộ Công an hướng dẫn phòng cháy chữa cháy cho hộ gia đình

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
14/05/2024 07:03 AM

Cho tôi hỏi có phải Bộ Công an vừa có hướng dẫn phòng cháy chữa cháy cho hộ gia đình? - Mạnh Dũng (Hà Nội)

Bộ Công an hướng dẫn phòng cháy chữa cháy cho hộ gia đình

B Công an hưng dn phòng cháy cha cháy cho h gia đình (Hình từ internet)

Hưng dn phòng cháy cha cháy cho h gia đình

Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an vừa giới thiệu Bộ Tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn về Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho hộ gia đình do Cục Cảnh sát PCCC và CNCH biên soạn.

Bộ tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho hộ gia đình gồm 04 phần gồm:

+ Tách nhiệm của hộ gia đình, điều kiện an toàn PCCC đối với hộ gia đình;

+ Một số kiến thức về PCCC và CNCH;

+ Kỹ năng về CNCH;

+ Kỹ năng sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu.

Xem chi tiết tài liệu TẠI ĐÂY

(Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an)

Nguyên tắc trong công tác Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

*Nguyên tắc trong công tác phòng cháy chữa cháy

- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC.

- Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

- Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

- Mọi hoạt động PCCC trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

*Nguyên tắc trong công tác CNCH

- Ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ.

- Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

- Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ.

Phòng cháy chữa cháy trong sử dụng điện

**Cháy do chập mạch điện

Chập mạch điện là trường hợp các dây pha chập vào nhau, dây nóng chạm vào dây nguội, dây nóng chạm đất làm điện trở mạch ngoài rất nhỏ, dòng điện trong mạch tăng rất lớn.

- Nguyên nhân gây chập mạch điện:

+ Đối với loại dây có lớp bọc cách điện: Do dây bị kéo căng quá mức; sử dụng lâu ngày bị lão hoá mất khả năng cách điện, tác động của nhiệt độ cao; đặt dây tại khu vực có chất ăn mòn lớp cách điện; đóng đinh vào giữa 2 dây dẫn có cùng lớp cách điện làm cho lớp cách điện bị hỏng hoặc trường hợp các mối nối của 2 dây gần nhau không có lớp cách điện đảm bảo; dây nguội quá gần nhau, dây bị trùng chập;

+ Việc đấu nối giữa các dây dẫn với thiết bị không đúng kỹ thuật, không chặt; do sét đánh thẳng vào đường dây;

+ Đối với động cơ điện: Các cuộn dây không đảm bảo tiêu chuẩn cách điện; sử dụng lâu ngày bị lão hoá, động cơ bị kẹt quay chậm hoặc dừng quay...

**Cháy do dòng điện quá tải 

Định nghĩa: Quá tải là trường hợp dòng điện tiêu thụ lớn hơn dòng điện định mức cho phép của dây dẫn, làm cho cường độ dòng điện tăng toả ra nhiệt lượng lớn hơn nhiều so với lúc bình thường, đến mức có thể làm cháy lớp cách điện của dây dẫn.

- Nguyên nhân quá tải:

+ Động cơ điện bị kẹt, quay chậm hoặc dừng quay;

+ Thiết kế, lắp đặt hệ thống dây dẫn điện không đúng tiêu chuẩn , dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn so với yêu cầu của thiết bị điện;

+ Lắp đặt nhiều thiết bị điện nhưng không cải tạo, thay thế hệ thống dây dẫn điện đúng tiêu chuẩn;

+ Cắm nhiều thiết bị điện cùng một lúc vào một ổ cắm;

+ Không lắp các thiết bị tự ngắt (áptômat, cầu chì...) hoặc lắp các thiết bị tự ngắt không đúng tiêu chuẩn;

+ Không kiểm tra, bảo dưỡng động cơ điện.

**Cháy do đấu nối dây điện không đúng kỹ thuật

- Nguyên nhân:

+ Khi dòng điện chạy qua, điện trở tại điểm đấu nối tăng, phát sinh nhiệt làm điểm đầu nối nóng đỏ;

+ Do mối nối lỏng sẽ phóng tia lửa điện gây cháy các vật xung quanh.

**Cháy do sự truyền nhiệt của thiết bị tiêu thụ điện

Nguyên nhân:

Các thiết bị tiêu thụ điện sinh nhiệt như bóng điện, bàn là, bếp điện, lò sưởi điện... khi sử dụng toả ra lượng nhiệt rất lớn , nhiệt độ của các thiết bị trên đều lớn hơn nhiệt độ bốc cháy của nhiều loại chất cháy. Do đó khi sử dụng các thiết bị sinh nhiệt nếu để chất cháy liền kề sẽ bị cháy và cháy lan.

Xem chi tiết tại Bộ Tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn về Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho hộ gia đình.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 694

Bài viết về

lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn