04 yêu cầu với dự án Luật Địa chất và khoáng sản

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
08/04/2024 11:19 AM

Xin hỏi hiện nay đã có chính sách nào xây dựng pháp luật dự án Luật Địa chất và khoáng sản hay chưa? - Kim Tùng (Bình Dương)

04 yêu cầu với dự án Luật Địa chất và khoáng sản

04 yêu cầu với dự án Luật Địa chất và khoáng sản (Hình ảnh từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Ngày 04/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 03/2024.

04 yêu cầu với dự án Luật Địa chất và khoáng sản

Tại Nghị quyết 42/NQ-CP, Chính phủ đánh giá cao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật Đại chất và khoáng sản nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về quản lý tài nguyên khoáng sản khắc phục hạn chế, bất cập, vướng mắc trong thực tiễn, huy động các nguồn lực thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa phát triển kinh tế với các yếu tố kinh tế, văn hóa và bảo vệ môi trường.

Chính phủ cơ bản thống nhất về nội dung dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện nội dung dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, bảo đảm các yêu cầu sau:

- Rà soát toàn diện dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương để khắc phục hạn chế, bất cập, vướng mắc trong thực tiễn, tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm việc khai thác tài nguyên khoáng sản có hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường, có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, tránh thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ môi trường; giải quyết các bất cập, vướng mắc của pháp luật hiện hành theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật.

- Tăng cường phân cấp cho chính quyền địa phương gắn với nguồn lực thực hiện; đồng thời có cơ chế kiểm soát từ sớm, từ xa của các cơ quan trung ương đối với các dự án thuộc thẩm quyền; hoàn thiện quy trình cấp phép, đăng ký, bảo đảm minh bạch, đơn giản hóa thủ tục, rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Rà soát các quy định cụ thể tại dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản có nội dung liên quan đến các quy định pháp luật khác để tránh xung đột, mâu thuẫn, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là các quy định liên quan đến quy hoạch, đầu tư, đấu giá, đấu thầu, sử dụng ngân sách nhà nước, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, lâm nghiệp, di sản văn hóa…

- Trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động của Luật, phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan có liên quan và các cơ quan của Quốc hội hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến Thành viên Chính phủ hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Địa chất và khoáng sản, bảo đảm chất lượng, tiến độ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Xem thêm Nghị quyết 42/NQ-CP ban hành ngày 04/04/2024.

Tô Quốc Trình

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 328

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn