BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5665/BGDĐT-GDTX
V/v Hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 đối với GDTX.
|
Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2013
|
Kính gửi:
|
- Các sở giáo dục và đào tạo
- Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng
|
Căn cứ Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên (GDTX) và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013-2014, Bộ hướng dẫn các sở
GDĐT, Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ đối với GDTX trong năm
học này cụ thể như sau:
A. NHIỆM VỤ CHUNG
Tích cực triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập
giai đoạn 2012-2020 và Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”; tiếp tục củng cố mô hình hoạt động của trung tâm GDTX cấp huyện và trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) cấp xã theo hướng một cơ sở thực hiện nhiều
nhiệm vụ; mở
rộng việc dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp, góp
phần phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS); nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên các trung tâm GDTX và xây dựng đội ngũ giáo viên cốt
cán để tổ chức bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và tổ chức các lớp giáo dục
kĩ năng sống cho
học
sinh, sinh viên và người lao động; đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học; đổi mới công tác quản lý, tăng
cường nền nếp, kỉ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDTX; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học.
B. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
I. Tiếp tục
triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TƯ ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các cuộc vận động, các
phong trào thi đua của ngành.
1. Chỉ đạo các cơ sở GDTX lựa chọn chủ đề thiết thực,
hình thức phù hợp để triển khai nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi
đua của ngành, tạo sự chuyển biến tích cực
trong ý thức, thái độ và hành vi của cán bộ, giáo viên, học viên.
2. Chỉ đạo các cơ sở GDTX tăng cường các biện pháp
quản lý nhằm đảm bảo nền nếp, kỷ cương trong dạy học, chấn chỉnh kịp thời những
sai phạm về chuyên môn, về đạo đức nhà giáo; thực hiện đánh giá khách quan,
công bằng, tạo động lực thi đua trong học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng
giáo dục.
II. Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng
xã hội học tập
1. Tích cực tham
mưu với UBND tỉnh về việc thành lập ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập các cấp;
tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày
09/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai
đoạn 2012-2020” phù hợp với mỗi địa phương.
2. Tăng cường phối hợp với các cơ
quan truyền thông để tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của học tập suốt đời và
xây dựng XHHT; khuyến khích cán bộ, giáo viên tích cực tham gia viết bài để chia sẻ kinh nghiệm hay và quảng bá thành quả của GDTX.
3. Tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời tại địa phương từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 6 tháng 10 năm 2013; khuyến khích các địa phương tổ chức khai giảng năm học
mới của TTHTCĐ kết hợp với Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời nhằm
thu hút sự quan tâm của xã hội về hoạt động của TTHTCĐ.
4. Tổ chức ký kết và triển khai thực
hiện chương trình phối hợp hoạt động xây dựng xã hội học tập giữa ngành giáo
dục với Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Hội Người cao tuổi, Liên đoàn Lao
động, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,...
5. Phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học
đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, “Cộng
đồng khuyến học” làm cơ sở xây dựng thành công “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học
tập”.
III. Tiếp tục củng cố, phát triển mô hình hoạt động của các cơ
sở GDTX
1. Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên
1.1. Tích cực tham mưu UBND tỉnh, thành phố trong
việc đề ra chính sách, cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể của địa
phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các trung tâm GDTX; tăng
cường huy động các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và từ xã hội hoá giáo dục để
xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học cho các trung tâm GDTX; mở rộng quy mô hợp lý, nâng cao chất lượng, năng
lực của các trung tâm GDTX đã được thành lập; thành lập mới TTGDTX ở các quận,
huyện, tỉnh, thành phố hiện nay chưa có; phát triển các trung tâm GDTX theo hướng mỗi huyện có một trung tâm thực hiện các
nhiệm vụ: GDTX - hướng nghiệp - dạy nghề.
1.2. Tiếp tục tổ chức các lớp
học theo chương trình GDTX cấp trung học phổ thông kết hợp với học nghề hoặc
trung cấp chuyên nghiệp nhằm phân luồng học sinh sau THCS.
1.3. Phối hợp với các đơn vị có
liên quan tổ chức học tập nâng cao trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ công
chức cấp xã, người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tổ chức
bồi dưỡng kiến thức văn hóa cho những người đi xuất khẩu lao động (đối với 62
huyện nghèo).
1.4. Tăng cường phối hợp với các
sở, ban, ngành, tổ chức và cá nhân liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn
như: giáo dục kĩ năng sống; bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; bồi
dưỡng ngoại ngữ, tin học; phổ biến kiến thức khoa học, kiến thức pháp luật cho
cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên và người lao động, ...
1.5. Chuẩn bị tốt các điều kiện
(báo cáo viên, cơ sở vật chất,…) để tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ
giáo viên mầm non, phổ thông đạt kết quả tốt.
1.6. Tăng cường các
hoạt động tư vấn, hỗ trợ các TTHTCĐ về tài liệu học tập, tập huấn cho cán bộ
quản lý, báo cáo viên, tổ chức lớp học,...
2. Đối với trung tâm học tập cộng
đồng
2.1. Chỉ đạo các phòng GDĐT chủ động
tham mưu với các cơ quan chức năng để củng cố hoạt động của TTHTCĐ theo hướng
đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời, cần gì học nấy của người dân trong cộng đồng;
tiếp tục nhân rộng mô hình kết hợp TTHTCĐ với trung tâm văn hóa thể thao xã
nhằm giúp trung tâm hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.
2.2. Kiện toàn ban quản lý, đội ngũ báo cáo viên của
trung tâm, tích cực vận động cán bộ nghỉ hưu, người có kiến thức tham gia vào
các hoạt động của TTHTCĐ.
2.3. Chỉ đạo phòng GDĐT phối hợp với trung tâm GDTX
tổ chức tập huấn cán bộ quản lý, báo cáo viên, hướng dẫn viên các TTHTCĐ ít
nhất 2 lần trong năm.
2.4. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành,
đoàn thể để tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kĩ năng,
chuyển giao công nghệ tại các TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện cho người dân học tập suốt
đời.
2.5. Chủ động phối hợp với Sở Tài chính để tham mưu
với UBND tỉnh/TP triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 96/2008/TT-BTC
ngày 27/10/2008 của Bộ Tài chính về hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho
các TTHTCĐ (đối với những địa phương chưa thực hiện).
2.6. Tổ chức đánh giá các TTHTCĐ theo công văn số
2353/GDTX-BGDĐT ngày 18/4/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung,
chỉ số đánh giá TTHTCĐ.
3. Đối với trung tâm ngoại ngữ, tin
học
3.1. Tổ chức đánh giá, phân
loại, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của các trung tâm ngoại ngữ, tin học (NN, TH),
đặc biệt là năng lực ngôn ngữ (nghe – nói – đọc – viết), nhằm đáp ứng yêu cầu của
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
3.2. Tiếp tục chỉ
đạo các trung tâm NN, TH thực hiện nghiêm túc việc tổ chức dạy học, kiểm
tra, đánh giá, công nhận kết quả học tập theo Chương trình GDTX về tiếng Anh
thực hành, ban hành theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2008 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT.
3.3. Tăng cường quản lý hoạt động của các trung tâm
NN, TH thuộc các Bộ, ngành, các tổ chức, … hoạt động trên địa bàn theo quy định
tại Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/1/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm NN, TH.
3.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn,
chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong việc đào tạo, liên kết đào tạo, kiểm
tra, cấp chứng chỉ NN, TH.
3.5. Tích cực mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ
NN, TH cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động.
IV. Đẩy mạnh công tác chống mù chữ,
củng cố vững chắc kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học
1. Tham mưu với UBND cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch
triển khai thực hiện Quyết định 692/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” phù hợp với đặc điểm, tình hình
của địa phương; kiện toàn ban chỉ đạo phổ cập giáo dục - chống mù chữ các cấp.
2. Chỉ đạo các địa phương chủ động tổ chức điều tra
đến hộ gia đình, thu thập thông tin chính xác về số người mù chữ, tái mù chữ
trên địa bàn; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác chống mù chữ phù hợp với
thực tiễn; tập trung chỉ đạo ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội còn
nhiều khó khăn.
3. Tiếp tục huy động những người trong độ tuổi 15-60
còn mù chữ ra lớp học XMC, đặc biệt quan tâm đến trẻ em gái, phụ nữ, người dân
tộc thiểu số.
4. Tích cực mở các lớp học giáo dục tiếp tục sau khi
biết chữ (lớp 4,5) nhằm củng cố kết quả biết chữ, từng bước nâng cao chuẩn biết
chữ đối với cá nhân và đơn vị.
5. Tham mưu với UBND tỉnh xây dựng, hoàn thiện chính
sách hỗ trợ người học, nhất là đối tượng người dân tộc thiểu số, những người ở vùng
sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
6. Tổ chức thực hiện Nghị định về phổ cập giáo dục,
chống mù chữ (sau khi Chính phủ ban hành); triển khai thực hiện phần mềm quản
lý phổ cập chống mù chữ theo Đề án “Xây dựng hệ thống thông tin điện tử quản lý
phổ cập giáo dục - chống mù chữ” ban hành theo Quyết định số 5284/QĐ-BGDĐT ngày
22/10/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
V. Tăng cường các biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học
1. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý đối với các cơ
sở GDTX.
1.1. Giao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của cơ sở
GDTX trong việc điều tra nhu cầu học tập và tổ chức các lớp học đáp ứng nhu cầu
của cộng đồng dân cư.
1.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ
sở GDTX trong việc thực hiện các quy định hiện hành của Bộ GDĐT.
1.3. Giao cho Giám đốc trung tâm GDTX chủ động xây
dựng phân phối chương trình chi tiết đối với chương trình GDTX cấp THCS và cấp trung
học phổ thông phù hợp với khung phân phối chương trình của Bộ GDĐT và điều kiện
thực tế của mỗi trung tâm; chủ động bố trí thời gian tổ chức phụ đạo cho học
viên có học lực yếu, kém và tổ chức ôn tập cho học viên các lớp cuối cấp; chủ
động trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học của trung tâm.
1.4. Tăng cường sự phối hợp giữa phòng GDĐT với các trung
tâm GDTX và UBND xã, phường, thị trấn để tập trung chỉ đạo, hỗ trợ các TTHTCĐ
nâng cao hiệu quả hoạt động.
1.5. Chỉ đạo các cơ sở GDTX tiếp tục tăng cường các
hoạt động giáo dục ngoại khóa và thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả các hoạt động: giáo dục pháp luật, giáo dục chính trị,
đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển,
hải đảo; giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu; giáo dục phòng chống ma tuý,
HIV/AIDS; giáo dục an toàn giao thông; tham gia thi giải toán trên máy tính cầm
tay; ...
2. Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn.
2.1. Tích cực đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh
giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các chương trình GDTX; thực hiện việc điều
chỉnh nội dung dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày
1/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tăng cường trách nhiệm của các cấp quản lý
trong việc thực hiện đổi mới PPDH các chương trình GDTX; chỉ đạo điểm một số cơ
sở GDTX làm tốt việc đổi mới đồng bộ PPDH, kiểm tra, đánh giá, tổ chức rút kinh
nghiệm, triển khai nhân rộng.
2.2. Tích cực đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng
cường tổ chức các hoạt động: thi giáo viên giỏi, báo cáo viên giỏi, tuyên
truyền viên giỏi, học viên giỏi; thi tự làm thiết bị dạy học; nghiên cứu khoa
học sư phạm ứng dụng, viết sáng kiến kinh nghiệm về quản lý, giảng dạy góp phần
nâng cao chất lượng dạy học các chương trình GDTX.
2.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý và hỗ trợ đổi mới PPDH; hoàn thiện và đưa vào sử dụng Website quản lý
các TTHTCĐ; tăng cường tập huấn chuyên môn, trao đổi thông tin, phổ biến sáng
kiến, kinh nghiệm qua mạng.
VI. Một số hoạt động khác
1. Thực hiện nghiêm túc Nghị định 115/2010/NĐ-CP,
ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước
về giáo dục, tổ chức giao nhiệm vụ phòng chức năng phụ trách về GDTX tại các sở
GDĐT (đối với những địa phương chưa có); bố trí cán bộ chuyên trách về GDTX của
Sở và các phòng GDĐT.
2. Thực hiện quản lý nhà nước đối
với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên và
người lao động diễn ra trên địa bàn.
3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch hành động
của địa phương về giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003-2015 với những nội dung
thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa phương.
4. Tổ chức tốt công tác sơ kết, tổng kết năm học,
công tác thi đua, khen thưởng ở địa phương, gửi báo cáo về Bộ (qua Vụ GDTX) đảm
bảo đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên cơ sở của những nội dung hướng dẫn, căn cứ vào
tình hình cụ thể của địa phương, giám đốc sở GDĐT xây dựng kế hoạch chi tiết để
tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, có gì vướng mắc, đề
nghị các sở GDĐT phản ánh về Bộ (qua Vụ GDTX) để kịp thời xử lý.
Nơi nhận:
- Như
kính gửi (để t/h);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Các đơn vị thuộc Bộ (để phối hợp);
- Lưu: VT, Vụ GDTX.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn
Vinh Hiển
|