DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xác định yếu tố lỗi trong vụ 5 người chết khi đứng chờ sang đường

 

Liên quan đến vụ tai nạn từ chiếc xe tải chở nước đóng chai, BKS 29H-150.97 chạy theo hướng Hà Nội - Hải Phòng khi đến địa điểm trên, thấy xe 16 chỗ đang bật đèn cảnh báo thì giật mình. Cú đánh lái gấp đã khiến phương tiện này bị tông vào dải phân cách giữa đường rồi lật, đè vào đoàn người đang chờ sang đường. (theo VietNamnet).

Quy tắc chung theo Luật giao thông đường bộ 2008 khi tham gia giao thông là:

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Xét về hành vi thực tế:

- Đối với những người chờ sang đường phải xem xét các yếu tố lỗi về việc có chấp hành đúng quy định khi tham gia giao thông hay không, có đủ điều kiện để điều khiển phương tiện (giấy tờ, việc chấp hành quy định về an toàn khi tham gia giao thông ví dụ như biển báo hiệu, đội nón bảo hiểm,...)

- Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà hành vi đó là nguyên nhân gây ra hậu quả nên trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm Hình sự. Tuy nhiên phải chờ cơ quan điều tra xác minh nguyên nhân vụ tai nạn  (người gây tai nạn đã đảm bảo đủ điều kiện an toàn khi tham gia giao thông hay chưa, có đi đúng làn đường,...)

Trường hợp vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

....

 

* Về trách nhiệm dân sự:

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại, Điều 585 BLDS 2015 quy định:

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

…”

Ai là người chịu trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân?

Căn cứ Điều 601, Bộ luật Dân sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, “chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Nếu người gây tai nạn là người được thuê lái xe cho Công ty thì lái xe và chủ phương tiện phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.

Chủ phương tiện có thể khởi kiện lái xe để giải quyết đòi lại số tiền đó ở vụ kiện dân sự khác, nếu có yêu cầu.

Trường hợp không khởi kiện thì hai bên thỏa thuận về số tiền bồi thường. Nguyên tắc là xét trên cơ sở chủ phương tiện, là người có điều kiện để để bồi thường.

Như vậy, mức bồi thường trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì pháp luật sẽ giải quyết theo các quy định trên

- Trường hợp người nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại sẽ không phải bồi thường thiệt hại 

  •  1130
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…