DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tái chế đối với sản phẩm bao bì được sản xuất nhập khẩu

Avatar

 
Đối với các doanh nghiệp khi thực hiện sản xuất, nhập khẩu sản phẩm bao bì có bắt buộc phải thực hiện tái chế và các loại sản phẩm bao bì nào bắt buộc phải tái chế? 
 
Các sản phẩm bảo bì được xem là có giá trị tái chế
 
Căn cứ Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì các sản phẩm bao bì có khả năng tái chế là các sản phẩm bao bì của sản phẩm, hàng hóa sau đây:
 
- Thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
 
- Mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
 
- Thuốc theo quy định của pháp luật về dược;
 
- Phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo quy định của pháp luật về phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y;
 
- Chất tẩy rửa, chế phẩm dùng trong lĩnh vực gia dụng, nông nghiệp, y tế;
 
- Xi măng.
 
Hình thức tái chế đối với sản phẩm bao bì
 
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, bao bì phải thực hiện tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc, trừ các sản phẩm, bao bì xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.
 
Theo đó có thể lựa chọn một trong các hình thức tái chế sau:
 
- Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì
 
- Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì
 
Trong trường hợp doanh nghiệp lựa chọn tổ chức tái chế sản phẩm bao bì thì phải thực hiện đăng ký kế hoạch tái chế và báo cáo kết quả tái chế hằng năm đến Bộ Tài nguyên và Môi trường
 
Trường hợp lựa chọn hình thức đóng góp tài chính thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
 
- Mức đóng góp tài chính và mức kinh phí hỗ trợ tái chế được xác định theo khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, bao bì
 
- Đóng góp tài chính được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì quy định
 
- Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật
 
Các trường hợp không phải thực hiện tái chế 
 
- Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm
 
- Nhà sản xuất bao bì quy định tại khoản 1 Điều này có doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng
 
- Nhà nhập khẩu bao bì quy định tại khoản 1 Điều này có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng
 
=>> Như vậy, mặc dù luật quy định doanh nghiệp khi sản xuất nhập khẩu sản phẩm bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ không cần phải thực hiện việc tái chế này. 
  •  328
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…