Hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tổ chức xã hội khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhà nước khuyến khích xây dựng và tham gia tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Theo đó hiện nay hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Điều 50 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024. Hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; - Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh; - Tham gia góp ý xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan; - Tham gia hỗ trợ thương lượng, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu; - Độc lập khảo sát, thử nghiệm, công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm do mình thực hiện về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật; phản ánh, đánh giá mức độ tin cậy của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; - Đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi có yêu cầu và ủy quyền theo quy định của pháp luật; - Tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng; - Tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức và kiến thức tiêu dùng cho người tiêu dùng. Quyền của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Tham gia các hoạt động kiểm tra liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Được cơ quan quản lý nhà nước thông báo kết quả tiếp nhận, xử lý, bảo mật thông tin do mình cung cấp, kiến nghị. - Được đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Gia nhập các tổ chức quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về hội và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện, giám định xã hội và các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Trách nhiệm của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong quá trình tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. =>> Theo đó hiện nay phạm vi hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bao gồm những hoạt động nêu trên.
Tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì theo quy định 2023
Tổ chức xã hội được xác định là một bộ phận, thành tố của cơ cấu xã hội trong hệ thống chính trị của nước ta. Mỗi loại tổ chức xã hội sẽ đóng vai trò trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước. Vậy, Tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì theo quy định 2023 Tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì? Tổ chức xã hội nghề nghiệp là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên lại chưa có định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ này. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tập hợp tự nguyện của những cá nhân, tổ chức cùng thực hiện hoạt động xã hội nghề nghiệp, các tổ chức này được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Đặc điểm của Tổ chức xã hội nghề nghiệp Tổ chức xã hội có các đặc điểm sau: - Tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích; - Tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lí nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước; - Tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng hoặc theo quy định của nhà nước; - Tổ chức xã hội hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Tổ chức xã hội có nhiều loại khác nhau như: - Mặt trận tổ quốc, công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh… - Đoàn luật sư - Hội khuyến học - Hội Kiến trúc sư Việt Nam - Hội Nhà báo Việt Nam ... Tổ chức xã hội nghề nghiệp có tư cách pháp nhân không? Theo các quy định hiện hành, tổ chức xã hội nghề nghiệp được công nhận là có tư cách pháp nhân. Căn cứ vào các quy định điều 74, Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Pháp nhân, các tổ chức này đáp ứng đầy đủ các điều kiện là một pháp nhân, cụ thể: Thứ nhất: Các tổ chức này được thành lập theo các quy định của pháp luật. Việc thành lập các tổ chức này tuân thủ theo các quy định tại nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Thứ hai: Có cơ cấu tổ chức rõ ràng. Chẳng hạn, Liên đoàn Luật sư là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theo chế độ tự quản, quản lý thống nhất trong phạm vi toàn quốc của các Luật sư Việt Nam. Đoàn Luật sự Việt Nam có cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm: – Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc; – Hội đồng Luật sư toàn quốc; – Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư; – Văn phòng Liên đoàn Luật sư; – Chủ tịch Liên Đoàn Luật sư; – Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư; – Các ủy ban chuyên môn: Ủy ban hợp tác quốc tế, Ủy ban khen thưởng, kỷ luật,… Thứ ba: Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Thứ tư: Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới đối với tổ chức xã hội
Thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới đối với tổ chức xã hội được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Theo Nghị định 99/2016/NĐ-CP nêu rõ: Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Con dấu quy định tại Nghị định này, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi. Mẫu con dấu là quy chuẩn về nội dung thông tin, hình thức, kích thước trên bề mặt con dấu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. (1) Điều kiện sử dụng con dấu - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng. - Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây: + Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; + Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; + Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu. (2) Hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới Căn cứ tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 99/2016/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, hồ sơ gồm: - Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền; - Điều lệ hoạt động của tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. (3) Thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới của tổ chức xã hội Về thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 56/2023/NĐ-CP như sau: Bước 1: Tổ chức xã hội nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu theo một trong các hình thức sau: - Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký mẫu con dấu; - Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích; - Nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật). Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thông tin, văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau: - Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận hồ sơ, ghi rõ ngày tiếp nhận hồ sơ, ngày trả kết quả và giao trực tiếp cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay và hướng dẫn để cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước hoàn thiện hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, cơ quan đăng ký mẫu con dấu phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 7 Điều này về việc từ chối giải quyết hồ sơ. Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả đăng ký Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết, cơ quan đăng ký mẫu con dấu có trách nhiệm trả kết quả đăng ký mẫu con dấu mới, đăng ký lại mẫu con dấu, đăng ký thêm con dấu, đăng ký dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu. * Đối với quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Lưu ý: - Người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử liên hệ nộp hồ sơ quy định tại Điều 13, Điều 14 và khoản 1 Điều 16 Nghị định 99/2016/NĐ-CP phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền. Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu theo quy định của pháp luật. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước khi nộp hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu phải xuất trình con dấu đã được đăng ký trước đó để cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu kiểm tra, đăng ký theo quy định. - Tổ chức nước ngoài mang con dấu vào Việt Nam sử dụng, khi nộp hồ sơ phải nộp con dấu đã mang vào cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu để kiểm tra, đăng ký theo quy định. (4) Cơ quan có thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu mới cho tổ chức xã hội Cơ quan có thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu mới cho tổ chức xã hội là Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm đăng ký mẫu con dấu; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với cơ quan, tổ chức.
Các đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội
Tôi có 1 thắc mắc cần được các chuyên gia tư vấn như sau: - Thế nào là đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội. Cách phân biệt như thế nào? Căn cứ pháp lý - Các trung tâm bảo trợ xã hôi, cơ sở cai nghiện ma túy, bệnh viện.....là đơn vị sự nghiệp hay là tổ chức xã hội Rất mong được sự phản hồi của các chuyên gia. Xin chân thành cám ơn
Hội Người cao tuổi không phải là tổ chức chính trị xã hội
Có rất nhiều người phản ánh và trao đổi với nhau là Hội người cao tuổi được lập ra cũng được xem là tổ chức chính trị xã hội. Tuy nhiên, theo tôi thấy đây là tổ chức mang khuynh hướng xã hội nhiều hơn vì không có yếu tố chính trị ở trong này. Bởi bản chất tổ chức chính trị xã hội một trong những tổ chức xã hội góp phần vào việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đây là tổ chức mang màu sắc chính trị, đại diện cho ý chí của các tầng lớp trong xã hội trong hoạt động của bộ máy nhà nước. các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua. Tuy nhiên, khi xét về Hội người cao tuổi thì lại thấy nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam tham gia vào. Cụ thể Căn cứ quy định tại Điều 9 Hiến pháp 2013 thì những tổ chức sau đây là tổ chức chính trị xã hội: - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Công đoàn Việt Nam; - Hội nông dân Việt Nam; - Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; - Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; - Hội cựu chiến binh Việt Nam. Bên cạnh đó, Điều 25 Luật Người cao tuổi 2009 có quy định như sau: - Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội, đại diện cho nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam. - Hội người cao tuổi Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội. Như vậy theo các căn cứ nêu trên thì hội người cao tuổi không phải là tổ chức chính trị xã hội.
Thủ tục đăng ký giấy phép sử dụng con dấu của tổ chức xã hội?
Theo Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu: "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1 Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và chức danh nhà nước." Theo đó, con dấu của tổ chức xã hội áp dụng quy định của Nghị định 99 này. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp anh xem tại Điều 11 và 12 văn bản này. Hồ sơ gồm: "Điều 13. Hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới ... 4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, hồ sơ gồm: a) Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền; b) Điều lệ hoạt động của tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt."
Đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức xã hội là gì?
Không biết các bạn sinh viên ngày nay thì sao nhỉ, ngày trước mình đi học, đọc các Luật, Nghị định, Thông tư hay nêu mấy cái đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp,… Đọc là một chuyện nhưng nếu nói mấy cơ quan, tổ chức này là những đơn vị nào trên thực tế thì mình mù tịt. Nay bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn vấn đề trên. 1. Đơn vị sự nghiệp công lập Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm: - Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ). - Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Chủ yếu là các Viện nghiên cứu, Bệnh viện, Trường học….trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: - Trường Đại học Kinh tế Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp công lập. - Bệnh viện 115 trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp công lập… 2. Tổ chức chính trị Là tổ chức gồm những thành viên có chung một khuynh hướng chính trị nhất định. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức này là giành và giữ chính quyền. Hiện nay, nước ta có một tổ chức chính trị được thừa nhận đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Tổ chức chính trị - xã hội Là loại tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò thể hiện ý chí của các tầng lớp trong xã hội với hoạt động nhà nước cũng như đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở cùa chính quyền nhân dân. Ví dụ: - Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. - Công đoàn. - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Hội Cựu chiến binh… 4. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp Là loại tổ chức do cơ quan Nhà nước thành lập, nhằm hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề trong xã hội. Ví dụ: - Trung tâm Trọng tài. - Đoàn Luật sư… 5. Tổ chức xã hội Là tổ chức gồm những thành viên có chung khuynh hướng phục vụ cho một lợi ích nhất định của cộng đồng, mang mục đích phi lợi nhuận. Ví dụ: - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. - Hội từ thiện…
Hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tổ chức xã hội khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhà nước khuyến khích xây dựng và tham gia tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Theo đó hiện nay hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Điều 50 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024. Hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; - Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh; - Tham gia góp ý xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan; - Tham gia hỗ trợ thương lượng, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu; - Độc lập khảo sát, thử nghiệm, công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm do mình thực hiện về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật; phản ánh, đánh giá mức độ tin cậy của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; - Đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi có yêu cầu và ủy quyền theo quy định của pháp luật; - Tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng; - Tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức và kiến thức tiêu dùng cho người tiêu dùng. Quyền của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Tham gia các hoạt động kiểm tra liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Được cơ quan quản lý nhà nước thông báo kết quả tiếp nhận, xử lý, bảo mật thông tin do mình cung cấp, kiến nghị. - Được đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Gia nhập các tổ chức quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về hội và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện, giám định xã hội và các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Trách nhiệm của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong quá trình tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. =>> Theo đó hiện nay phạm vi hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bao gồm những hoạt động nêu trên.
Tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì theo quy định 2023
Tổ chức xã hội được xác định là một bộ phận, thành tố của cơ cấu xã hội trong hệ thống chính trị của nước ta. Mỗi loại tổ chức xã hội sẽ đóng vai trò trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước. Vậy, Tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì theo quy định 2023 Tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì? Tổ chức xã hội nghề nghiệp là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên lại chưa có định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ này. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tập hợp tự nguyện của những cá nhân, tổ chức cùng thực hiện hoạt động xã hội nghề nghiệp, các tổ chức này được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Đặc điểm của Tổ chức xã hội nghề nghiệp Tổ chức xã hội có các đặc điểm sau: - Tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích; - Tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lí nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước; - Tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng hoặc theo quy định của nhà nước; - Tổ chức xã hội hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Tổ chức xã hội có nhiều loại khác nhau như: - Mặt trận tổ quốc, công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh… - Đoàn luật sư - Hội khuyến học - Hội Kiến trúc sư Việt Nam - Hội Nhà báo Việt Nam ... Tổ chức xã hội nghề nghiệp có tư cách pháp nhân không? Theo các quy định hiện hành, tổ chức xã hội nghề nghiệp được công nhận là có tư cách pháp nhân. Căn cứ vào các quy định điều 74, Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Pháp nhân, các tổ chức này đáp ứng đầy đủ các điều kiện là một pháp nhân, cụ thể: Thứ nhất: Các tổ chức này được thành lập theo các quy định của pháp luật. Việc thành lập các tổ chức này tuân thủ theo các quy định tại nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Thứ hai: Có cơ cấu tổ chức rõ ràng. Chẳng hạn, Liên đoàn Luật sư là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theo chế độ tự quản, quản lý thống nhất trong phạm vi toàn quốc của các Luật sư Việt Nam. Đoàn Luật sự Việt Nam có cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm: – Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc; – Hội đồng Luật sư toàn quốc; – Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư; – Văn phòng Liên đoàn Luật sư; – Chủ tịch Liên Đoàn Luật sư; – Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư; – Các ủy ban chuyên môn: Ủy ban hợp tác quốc tế, Ủy ban khen thưởng, kỷ luật,… Thứ ba: Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Thứ tư: Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới đối với tổ chức xã hội
Thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới đối với tổ chức xã hội được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Theo Nghị định 99/2016/NĐ-CP nêu rõ: Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Con dấu quy định tại Nghị định này, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi. Mẫu con dấu là quy chuẩn về nội dung thông tin, hình thức, kích thước trên bề mặt con dấu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. (1) Điều kiện sử dụng con dấu - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng. - Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây: + Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; + Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; + Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu. (2) Hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới Căn cứ tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 99/2016/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, hồ sơ gồm: - Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền; - Điều lệ hoạt động của tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. (3) Thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới của tổ chức xã hội Về thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 56/2023/NĐ-CP như sau: Bước 1: Tổ chức xã hội nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu theo một trong các hình thức sau: - Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký mẫu con dấu; - Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích; - Nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật). Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thông tin, văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau: - Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận hồ sơ, ghi rõ ngày tiếp nhận hồ sơ, ngày trả kết quả và giao trực tiếp cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay và hướng dẫn để cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước hoàn thiện hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, cơ quan đăng ký mẫu con dấu phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 7 Điều này về việc từ chối giải quyết hồ sơ. Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả đăng ký Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết, cơ quan đăng ký mẫu con dấu có trách nhiệm trả kết quả đăng ký mẫu con dấu mới, đăng ký lại mẫu con dấu, đăng ký thêm con dấu, đăng ký dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu. * Đối với quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Lưu ý: - Người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử liên hệ nộp hồ sơ quy định tại Điều 13, Điều 14 và khoản 1 Điều 16 Nghị định 99/2016/NĐ-CP phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền. Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu theo quy định của pháp luật. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước khi nộp hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu phải xuất trình con dấu đã được đăng ký trước đó để cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu kiểm tra, đăng ký theo quy định. - Tổ chức nước ngoài mang con dấu vào Việt Nam sử dụng, khi nộp hồ sơ phải nộp con dấu đã mang vào cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu để kiểm tra, đăng ký theo quy định. (4) Cơ quan có thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu mới cho tổ chức xã hội Cơ quan có thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu mới cho tổ chức xã hội là Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm đăng ký mẫu con dấu; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với cơ quan, tổ chức.
Các đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội
Tôi có 1 thắc mắc cần được các chuyên gia tư vấn như sau: - Thế nào là đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội. Cách phân biệt như thế nào? Căn cứ pháp lý - Các trung tâm bảo trợ xã hôi, cơ sở cai nghiện ma túy, bệnh viện.....là đơn vị sự nghiệp hay là tổ chức xã hội Rất mong được sự phản hồi của các chuyên gia. Xin chân thành cám ơn
Hội Người cao tuổi không phải là tổ chức chính trị xã hội
Có rất nhiều người phản ánh và trao đổi với nhau là Hội người cao tuổi được lập ra cũng được xem là tổ chức chính trị xã hội. Tuy nhiên, theo tôi thấy đây là tổ chức mang khuynh hướng xã hội nhiều hơn vì không có yếu tố chính trị ở trong này. Bởi bản chất tổ chức chính trị xã hội một trong những tổ chức xã hội góp phần vào việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đây là tổ chức mang màu sắc chính trị, đại diện cho ý chí của các tầng lớp trong xã hội trong hoạt động của bộ máy nhà nước. các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua. Tuy nhiên, khi xét về Hội người cao tuổi thì lại thấy nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam tham gia vào. Cụ thể Căn cứ quy định tại Điều 9 Hiến pháp 2013 thì những tổ chức sau đây là tổ chức chính trị xã hội: - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Công đoàn Việt Nam; - Hội nông dân Việt Nam; - Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; - Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; - Hội cựu chiến binh Việt Nam. Bên cạnh đó, Điều 25 Luật Người cao tuổi 2009 có quy định như sau: - Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội, đại diện cho nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam. - Hội người cao tuổi Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội. Như vậy theo các căn cứ nêu trên thì hội người cao tuổi không phải là tổ chức chính trị xã hội.
Thủ tục đăng ký giấy phép sử dụng con dấu của tổ chức xã hội?
Theo Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu: "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1 Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và chức danh nhà nước." Theo đó, con dấu của tổ chức xã hội áp dụng quy định của Nghị định 99 này. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp anh xem tại Điều 11 và 12 văn bản này. Hồ sơ gồm: "Điều 13. Hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới ... 4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, hồ sơ gồm: a) Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền; b) Điều lệ hoạt động của tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt."
Đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức xã hội là gì?
Không biết các bạn sinh viên ngày nay thì sao nhỉ, ngày trước mình đi học, đọc các Luật, Nghị định, Thông tư hay nêu mấy cái đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp,… Đọc là một chuyện nhưng nếu nói mấy cơ quan, tổ chức này là những đơn vị nào trên thực tế thì mình mù tịt. Nay bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn vấn đề trên. 1. Đơn vị sự nghiệp công lập Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm: - Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ). - Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Chủ yếu là các Viện nghiên cứu, Bệnh viện, Trường học….trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: - Trường Đại học Kinh tế Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp công lập. - Bệnh viện 115 trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp công lập… 2. Tổ chức chính trị Là tổ chức gồm những thành viên có chung một khuynh hướng chính trị nhất định. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức này là giành và giữ chính quyền. Hiện nay, nước ta có một tổ chức chính trị được thừa nhận đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Tổ chức chính trị - xã hội Là loại tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò thể hiện ý chí của các tầng lớp trong xã hội với hoạt động nhà nước cũng như đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở cùa chính quyền nhân dân. Ví dụ: - Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. - Công đoàn. - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Hội Cựu chiến binh… 4. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp Là loại tổ chức do cơ quan Nhà nước thành lập, nhằm hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề trong xã hội. Ví dụ: - Trung tâm Trọng tài. - Đoàn Luật sư… 5. Tổ chức xã hội Là tổ chức gồm những thành viên có chung khuynh hướng phục vụ cho một lợi ích nhất định của cộng đồng, mang mục đích phi lợi nhuận. Ví dụ: - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. - Hội từ thiện…