Chủ cơ sở kinh doanh có còn phải lập phương án cứu nạn cứu hộ theo quy định mới không?
Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn. Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn. Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh thì chủ cơ sở có phải lập phương án cứu hộ theo quy định mới. Cứu nạn, cứu hộ là gì? Theo nội dung giải thích từ ngữ được đề cập tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2017/NĐ-CP thì có thể hiểu: - Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ; tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu; đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn. - Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ; đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn. Nguyên tắc khi tiến hành cứu nạn, cứu hộ cần: - Ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ. - Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ. - Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ. Chủ cơ sở kinh doanh có phải lập phương án cứu hộ khi hoạt động kinh doanh Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 83/2017/NĐ-CP có giải thích cụm từ "Cơ sở" là từ gọi chung cho công ty, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác. + Đối với quy định cũ (quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 83/2017/NĐ-CP) có đề cập về trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ bao gồm: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này (phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở); - Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này (phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ). Chủ cơ sở, người đứng đầu cơ sở theo quy định cũ có trách nhiệm phải tiến hành tổ chức, chỉ đạo xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình. + Đối với quy định mới được nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, đây là nội dung sửa đổiquy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 83/2017/NĐ-CP thì chỉ yêu cầu cơ quan Công an là đơn vị phải tiến hành xây dựng, thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ. Như vậy, theo quy định mới thì chủ cơ sở kinh doanh không phải thực hiện lập phương án cứu nạn, cứu hộ, hiện tại chỉ có yêu cầu lập phương án phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở.
Hướng dẫn 4 bước xử lý khi phát hiện đám cháy
Trong thời gian qua, trên báo đài đưa tin nhiều về các vụ cháy đáng tiếc xảy ra có cả thiệt hại về người. Khi đó, người dân ngày càng nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng, chống cháy nổ cho bản thân và gia đình. Bài viết sẽ hướng dẫn người dân các bước xử lý khi phát hiện đám cháy và một số lưu ý cần thiết khi cháy nổ xảy ra. Khi đám cháy được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, đúng quy trình ngay từ giai đoạn ban đầu sẽ hạn chế tối đa những thiệt hại do chúng gây ra. Ngược lại, nếu phát hiện chậm và xử lý không đúng quy trình thì đám cháy có thể lan rộng, gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản. Chính vì vậy, để có thể giảm thiểu những thiệt hại do đám cháy, chúng ta cần lưu ý thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Báo động, hô hoán cho mọi người biết có đám cháy. Người phát hiện sự cố cháy có thể hô hoán bằng lời hoặc sử dụng các phương tiện báo động khác như: kẻng, loa, phát thanh, nhấn nút chuông báo cháy,… nhằm thông báo cho mọi người trong khu vực đang xảy ra cháy biết và để cùng phối hợp dập tắt đám cháy hoặc cùng thoát nạn an toàn khi thấy đám cháy đã phát triển lớn. Bước 2. Cắt điện khu vực xảy ra cháy. Cắt điện khu vực xảy ra cháy là việc làm rất cần thiết nhằm ngăn ngừa đám cháy lan truyền đến các khu vực khác; đồng thời đảm bảo cho những người phun chất chữa cháy vào đám cháy không bị điện giật, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của những người tham gia chữa cháy. Bước 3. Sử dụng các phương tiện để dập cháy. - Người phát hiện đám cháy nhanh chóng di chuyển đến khu vực để các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay, chăn dập cháy…, lấy và thao tác sử dụng để dập tắt đám cháy. Bên cạnh đó, có thể triển khai các phương tiện chữa cháy cố định là các họng nước chữa cháy vách tường (nếu có) để dập tắt đám cháy. - Nếu xét thấy đám cháy có nguy cơ phát triển lớn, với các phương tiện hiện tại không thể dập tắt được đám cháy thì phải bằng mọi cách thoát ra bên ngoài và nhanh chóng gọi điện báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114. Bước 4. Gọi điện thoại báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114. Nhanh chóng gọi điện đến số 114 nhằm báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết đang có đám cháy. Khi gọi điện báo cháy, cần chú ý như sau: - Cách bấm số: Người gọi có thể sử dụng điện thoại di động hoặc điện thoại cố định để gọi báo cháy. Cách bấm điện thoại (mã vùng + 114) hoặc bấm trực tiếp 114. - Nội dung: Thông báo cụ thể, rõ ràng địa chỉ nơi xảy ra cháy, loại công trình đang xảy ra cháy (nhà cao tầng, nhà chung cư…) và sơ bộ về quy mô của đám cháy. Đặc biệt, phải cung cấp thông tin có người bị nạn trong đám cháy hay không. Xem thêm về: Cần ghi nhớ: Cách thoát hiểm khi xảy ra cháy Trang bị những dụng cụ thoát hiểm và các phương tiện phòng cháy 1. Bình chữa cháy Mỗi gia đình cần trang bị ít nhất một bình chữa cháy nhỏ gọn trong nhà, phòng trường hợp những vụ cháy nổ nhỏ có thể tự xử lý trước bằng bình chữa cháy hay ở các cơ sở kinh doanh cần trang bị mỗi tầng ít nhất một bình chữa cháy đề phòng tình huống khẩn cấp cần dùng đến. Ngoài ra, việc sử dụng những dụng cụ hỗ trợ này còn giúp người gặp nạn kéo dài được khoảng thời gian chờ lực lượng PCCC đến. 2. Thang thoát hiểm Tại nhà riêng hoặc ở các cơ sở kinh doanh, văn phòng làm việc,… cần dự trữ thang thoát hiểm để đề phòng khi tình huống khẩn cấp người gặp nạn phía trong đám cháy có thể sử dụng thang để ra ngoài từ tầng cao. 3. Mặt nạ phòng độc Mặt nạ phòng độc giúp người bị nạn giảm thiểu được khả năng hít phải khí độc. Các khí độc như CO, CO2 trong khói sẽ thoát ra khi có đám cháy, khi hít phải vài hơi khí độc này, cơ thể người gặp nạn sẽ có nguy cơ rơi vào trạng thái bất tỉnh ngay. Xem thêm về: Cần ghi nhớ: Cách thoát hiểm khi xảy ra cháy
Hướng dẫn sơ cứu nạn nhân bị đuối nước
Thời gian vừa qua, nước ta liên tục nhận những thông tin đáng tiếc về các trường hợp đuối nước. Để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc tương tự xảy ra, Bộ Công an có hướng dẫn về các bước sơ cứu cho nạn nhân bị đuối nước. Bộ Công an hướng dẫn các bước sơ cứu nạn nhân trong trường hợp bị đuối nước như sau: Khi người bị đuối nước đã được đưa lên bờ (hoặc lên tàu, thuyền…), nếu người cứu nạn nhanh chóng tiến hành các bước sơ cấp cứu đúng cách, đúng kỹ thuật thì cơ hội cứu sống được nạn nhân sẽ cao. Ngược lại, nếu sơ cấp cứu không đúng cách thì cơ hội sống sót của người bị nạn sẽ rất thấp hoặc nếu sống sót thì có thể bị những di chứng nặng nề như: bị chết não và sống dạng thực vật… Để sơ cấp cứu đúng cách và đạt hiệu quả, chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau: - Đặt người bị nạn nằm ở vị trí bằng phẳng, thoáng khí và kiểm tra tình trạng nạn nhân xem có còn thở hay không (quan sát lồng ngực, sử dụng tai để nghe hơi thở nạn nhân). Trong trường hợp người bị nạn còn thở thì đặt họ ở tư thế nằm nghiêng (Hình 60) để nếu nạn nhân có nôn, ói thì chất nôn sẽ thoát ra ngoài và không trào ngược lại. Cởi bỏ dần quần áo ướt và bằng mọi cách làm ấm cơ thể người bị nạn; nhanh chóng đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc. - Trong trường hợp nạn nhân đã ngừng thở nhưng tim vẫn đập và mạch vẫn còn thì phải nhanh chóng hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt) để cấp ôxy cho nạn nhân thở trở lại. - Nếu trường hợp nạn nhân ngừng thở hoàn toàn, kiểm tra thấy tim đã ngừng đập và không thấy mạch thì phải lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo kết hợp ép tim ngoài lồng ngực theo các bước sau đây: Bước 1: Khai thông đường thở và loại bỏ những dị vật trong miệng nạn nhân bằng cách đặt nghiêng đầu nạn nhân, sử dụng ngón tay lùa trong khoang miệng để loại bỏ các dị vật và đẩy bỏ đờm, dãi nhằm khai thông đường thở (Hình 61). Tiếp theo đặt thẳng đầu nạn nhân, một tay để lên trán và đẩy ra phía sau, một tay nâng cằm nạn nhân lên sao cho cổ được ưỡn tối đa. Bước 2: Mở miệng nạn nhân, một tay bịt mũi nạn nhân, tay còn lại đỡ cằm và dùng miệng bịt kín miệng nạn nhân rồi thổi ngạt hai lần liên tiếp (Hình 62). Trước mỗi lần thổi ngạt, người thực hiện sơ cứu nên hít hơi đầy không khí vào phổi của mình. Bước 3: Đặt một tay lên giữa vùng ngực của nạn nhân (vị trí giữa hai núm vú hoặc vị trí dưới mỏm xương ức khoảng 1,5 cm), tay còn lại đặt phía trên và đan các ngón tay vào tay phía dưới (Hình 63). Tiến hành ấn liên tục 30 lần (tốc độ ấn khoảng 100 lần/phút), sau đó tiếp tục lặp lại quy trình thổi ngạt 02 hơi liên tiếp và ép tim 30 lần cho đến khi nạn nhân có thể tự thở hoặc có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. * Một số điểm cần tránh khi sơ cứu nạn nhân đuối nước - Không dốc ngược nạn nhân hoặc vác nạn nhân lên vai rồi chạy. Các hành động này thường ít mang lại hiệu quả, vì quá trình đó sẽ làm mất thời gian vàng để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Đồng thời, với hành động như vậy sẽ chỉ ra nước trong bụng là chính, nước trong phổi chỉ thoát ra ngoài khi ta tiến hành hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi nạn nhân thở trở lại. - Phải tận dụng thời gian vàng để nạn nhân có thể thở lại bằng cách hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực trước khi vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Trên đây là hướng dẫn sơ cứu nạn nhân bị đuối nước của Bộ Công an.
Chỉ thị 01/CT-BYT: phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn năm 2023
Ngày 09/02/2023, Bộ Y tế ban hành Chỉ thị 01/CT-BYT, về việc triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn trong ngành y tế năm 2023. Năm 2022, thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, từ những tháng đầu năm và trên các vùng miền cả nước với 21/22 loại hình thiên tai. Dự đoán trong năm 2023, dự báo sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt, sẽ gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Theo đó, tại Chỉ thị 01/CT-BYT, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện tốt những nội dung cụ thể như sau: - Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW, Chỉ thị 09/CT-TTg, Quyết định 1651/QĐ-TTg, Quyết định 3544/QĐ-BYT; thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”. - Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy và lực lượng thường trực tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; - Đảm bảo dự trữ vật chất (thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế) cho các vùng trọng điểm thiên tai và sẵn sàng khi có tình huống; - Tiếp tục kiện toàn đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (EMT), xây dựng bộ tài liệu tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ và trang bị cho đội EMT. - Xây dựng kế hoạch năm, rà soát, bổ sung phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị theo các cấp độ rủi ro thiên tai. - Xây dựng các phương án bảo đảm cấp cứu, vận chuyển, thu dung, điều trị; - Phân tán, sơ tán cơ sở vật chất, cán bộ, nhân viên y tế và bệnh nhân đến nơi an toàn trong các trường hợp thiên tai thảm họa lớn, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người dân và cơ sở y tế; đặc biệt đối với người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế. - Thực hiện nghiêm chế độ trực ban, trực cấp cứu ngoại viện, trực hậu cần và báo cáo thường xuyên, đột xuất theo quy định; - Duy trì các hình thức thông tin liên lạc không để xảy ra mất liên lạc trong thiên tai, đặc biệt trong mùa mưa bão; Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới; - Kiểm tra toàn bộ hệ thống báo cháy, phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và những nơi có nguy cơ cháy nổ gây mất an toàn trong đơn vị. - Tăng cường kết hợp quân dân y trong ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phát huy vai trò của đội xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở; phân công nhiệm vụ cụ thể trước, trong và sau thiên tai; - Tổ chức tập huấn, huấn luyện trong chỉ huy điều hành, phối hợp lực lượng trong các tình huống thiên tai, thảm họa; - Huấn luyện cho người dân biết tự chăm sóc và chăm sóc sức khỏe lẫn nhau trong thiên tai và tổ chức các chiến dịch truyền thông để người dân không chủ quan với thiên tai, thảm họa. - Tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em và phụ nữ có thai, quản lý các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính; - Các cơ sở y tế trong vùng bị ảnh hưởng cần sớm đưa vào hoạt động để chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng thiên tai. Xem chi tiết tại Chỉ thị 01/CT-BYT ngày 09/02/2023.
Vụ việc bé trai tại Đồng Tháp: Nhà thầu chịu TNHS hay bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Đã hơn một tuần trôi qua kể từ vụ tai nạn thương tâm của bé trai 10 tuổi tại Đồng Tháp đến nay công việc cứu hộ, cứu nạn vẫn đang tiếp tục để đưa thi thể cháu bé trở về với gia đình. Bỏ qua việc các cháu bé tự ý đi vào công trình do độ tuổi vẫn ý thức được khu vực nào là nguy hiểm thì trách nhiệm của đơn vị xây dựng cũng cần được truy cứu. Vậy, sau khi vụ việc kết thúc thì đơn vị xây dựng có chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) hay chỉ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng? 1. Ai là người sẽ chịu trách nhiệm sự cố trong quá trình thi công? Trong một dự án xây dựng bao gồm nhiều đơn vị tham gia và trách nhiệm quản lý cũng được phân định khác nhau, theo Điều 7 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định việc phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình như sau: - Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có). - Nhà thầu thi công xây dựng. - Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình. - Các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác. Các chủ thể nêu trên phải là đơn vị đáp ứng được điều kiện năng lực theo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện trước pháp luật. Do đó, từ chủ đầu tư đến việc nhà thầu vật tư, kỹ thuật đều có trách nhiệm đối với công trình mình tham gia xây dựng. Tuy nhiên, khi có vi phạm ở giai đoạn nào mà một trong các chủ thể trên phụ trách thì những chủ thể này sẽ bị quy trách nhiệm ở giai đoạn đó. Đối với các chủ thể còn các đơn vị khác sẽ chịu trách nhiệm liên đới. 2. Trách nhiệm đơn vị thi công công trình xây dựng Đơn vị thi công công trình xây dựng sẽ đáp ứng nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: - Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; - Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình; - Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; - Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình; - Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; - Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng. Trong đó, có quy định đơn vị thi công sẽ quản lý luôn vấn đề an toàn lao động, kể cả môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình. Vì vậy trường hợp đứa bé bị tai nạn sẽ thuộc vấn đề quản lý của phía đơn vị xây dựng. Đồng thời, theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP yêu cầu đơn vị thi công phải bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Ngoài ra, tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng phải được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. 3. Nhà thầu thi công sẽ chịu TNHS hay bồi thường ngoài hợp đồng? Hiện nay, công tác cứu hộ, cứu nạn vẫn chưa hoàn tất vì vậy vẫn chưa thể kết luận cho việc truy cứu trách nhiệm đơn vị thi công được, tuy nhiên dựa trên tình tiết vụ việc có thể bước đầu xác định trách nhiệm như sau: 3.1 Đơn vị thi công chỉ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Căn cứ Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 cho rằng trường hợp phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra khi: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường. Trong trường hợp vụ việc nêu trên thì đơn vị thi công đã sơ suất trong việc bố trí người túc trực, giám sát việc thi công được đảm bảo an toàn nên trách nhiệm sẽ thuộc về bên thi công. Do đó, việc bồi thường là tất yếu phải thực hiện, nhưng do tính chất vụ việc này quá lớn và có thiệt hại về tính mạng và tổn thất nhiều nguồn lực như tiền, của, điều động nhân lực của nhà nước nên sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự. 3.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự đơn vị thi công Do cháu bé đã được cơ quan chuyên môn xác định là đã tử vong, theo đó, cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm chính vụ này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp theo quy định tại Điều 129 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật hình sự 2017). Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm - 05 năm. Ngoài ra, người này còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm - 05 năm. Ngoài ra, tùy vào thiệt hại xảy ra đối với nạn nhân là cháu bé mà cá nhân, tổ chức liên quan sẽ phải liên đới trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm, Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường do tính mạng bị xâm phạm. Như vậy, đơn vị thi công chủ yếu trong vụ việc này là đơn vị nhà thầu công trình xây dựng sẽ chịu trách nhiệm về mặt hình sự đối với từng cá nhân, và các đơn vị khác sẽ chịu trách nhiệm liên đới về bồi thường dân sự.
Chủ cơ sở kinh doanh có còn phải lập phương án cứu nạn cứu hộ theo quy định mới không?
Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn. Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn. Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh thì chủ cơ sở có phải lập phương án cứu hộ theo quy định mới. Cứu nạn, cứu hộ là gì? Theo nội dung giải thích từ ngữ được đề cập tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2017/NĐ-CP thì có thể hiểu: - Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ; tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu; đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn. - Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ; đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn. Nguyên tắc khi tiến hành cứu nạn, cứu hộ cần: - Ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ. - Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ. - Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ. Chủ cơ sở kinh doanh có phải lập phương án cứu hộ khi hoạt động kinh doanh Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 83/2017/NĐ-CP có giải thích cụm từ "Cơ sở" là từ gọi chung cho công ty, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác. + Đối với quy định cũ (quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 83/2017/NĐ-CP) có đề cập về trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ bao gồm: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này (phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở); - Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này (phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ). Chủ cơ sở, người đứng đầu cơ sở theo quy định cũ có trách nhiệm phải tiến hành tổ chức, chỉ đạo xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình. + Đối với quy định mới được nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, đây là nội dung sửa đổiquy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 83/2017/NĐ-CP thì chỉ yêu cầu cơ quan Công an là đơn vị phải tiến hành xây dựng, thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ. Như vậy, theo quy định mới thì chủ cơ sở kinh doanh không phải thực hiện lập phương án cứu nạn, cứu hộ, hiện tại chỉ có yêu cầu lập phương án phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở.
Hướng dẫn 4 bước xử lý khi phát hiện đám cháy
Trong thời gian qua, trên báo đài đưa tin nhiều về các vụ cháy đáng tiếc xảy ra có cả thiệt hại về người. Khi đó, người dân ngày càng nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng, chống cháy nổ cho bản thân và gia đình. Bài viết sẽ hướng dẫn người dân các bước xử lý khi phát hiện đám cháy và một số lưu ý cần thiết khi cháy nổ xảy ra. Khi đám cháy được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, đúng quy trình ngay từ giai đoạn ban đầu sẽ hạn chế tối đa những thiệt hại do chúng gây ra. Ngược lại, nếu phát hiện chậm và xử lý không đúng quy trình thì đám cháy có thể lan rộng, gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản. Chính vì vậy, để có thể giảm thiểu những thiệt hại do đám cháy, chúng ta cần lưu ý thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Báo động, hô hoán cho mọi người biết có đám cháy. Người phát hiện sự cố cháy có thể hô hoán bằng lời hoặc sử dụng các phương tiện báo động khác như: kẻng, loa, phát thanh, nhấn nút chuông báo cháy,… nhằm thông báo cho mọi người trong khu vực đang xảy ra cháy biết và để cùng phối hợp dập tắt đám cháy hoặc cùng thoát nạn an toàn khi thấy đám cháy đã phát triển lớn. Bước 2. Cắt điện khu vực xảy ra cháy. Cắt điện khu vực xảy ra cháy là việc làm rất cần thiết nhằm ngăn ngừa đám cháy lan truyền đến các khu vực khác; đồng thời đảm bảo cho những người phun chất chữa cháy vào đám cháy không bị điện giật, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của những người tham gia chữa cháy. Bước 3. Sử dụng các phương tiện để dập cháy. - Người phát hiện đám cháy nhanh chóng di chuyển đến khu vực để các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay, chăn dập cháy…, lấy và thao tác sử dụng để dập tắt đám cháy. Bên cạnh đó, có thể triển khai các phương tiện chữa cháy cố định là các họng nước chữa cháy vách tường (nếu có) để dập tắt đám cháy. - Nếu xét thấy đám cháy có nguy cơ phát triển lớn, với các phương tiện hiện tại không thể dập tắt được đám cháy thì phải bằng mọi cách thoát ra bên ngoài và nhanh chóng gọi điện báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114. Bước 4. Gọi điện thoại báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114. Nhanh chóng gọi điện đến số 114 nhằm báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết đang có đám cháy. Khi gọi điện báo cháy, cần chú ý như sau: - Cách bấm số: Người gọi có thể sử dụng điện thoại di động hoặc điện thoại cố định để gọi báo cháy. Cách bấm điện thoại (mã vùng + 114) hoặc bấm trực tiếp 114. - Nội dung: Thông báo cụ thể, rõ ràng địa chỉ nơi xảy ra cháy, loại công trình đang xảy ra cháy (nhà cao tầng, nhà chung cư…) và sơ bộ về quy mô của đám cháy. Đặc biệt, phải cung cấp thông tin có người bị nạn trong đám cháy hay không. Xem thêm về: Cần ghi nhớ: Cách thoát hiểm khi xảy ra cháy Trang bị những dụng cụ thoát hiểm và các phương tiện phòng cháy 1. Bình chữa cháy Mỗi gia đình cần trang bị ít nhất một bình chữa cháy nhỏ gọn trong nhà, phòng trường hợp những vụ cháy nổ nhỏ có thể tự xử lý trước bằng bình chữa cháy hay ở các cơ sở kinh doanh cần trang bị mỗi tầng ít nhất một bình chữa cháy đề phòng tình huống khẩn cấp cần dùng đến. Ngoài ra, việc sử dụng những dụng cụ hỗ trợ này còn giúp người gặp nạn kéo dài được khoảng thời gian chờ lực lượng PCCC đến. 2. Thang thoát hiểm Tại nhà riêng hoặc ở các cơ sở kinh doanh, văn phòng làm việc,… cần dự trữ thang thoát hiểm để đề phòng khi tình huống khẩn cấp người gặp nạn phía trong đám cháy có thể sử dụng thang để ra ngoài từ tầng cao. 3. Mặt nạ phòng độc Mặt nạ phòng độc giúp người bị nạn giảm thiểu được khả năng hít phải khí độc. Các khí độc như CO, CO2 trong khói sẽ thoát ra khi có đám cháy, khi hít phải vài hơi khí độc này, cơ thể người gặp nạn sẽ có nguy cơ rơi vào trạng thái bất tỉnh ngay. Xem thêm về: Cần ghi nhớ: Cách thoát hiểm khi xảy ra cháy
Hướng dẫn sơ cứu nạn nhân bị đuối nước
Thời gian vừa qua, nước ta liên tục nhận những thông tin đáng tiếc về các trường hợp đuối nước. Để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc tương tự xảy ra, Bộ Công an có hướng dẫn về các bước sơ cứu cho nạn nhân bị đuối nước. Bộ Công an hướng dẫn các bước sơ cứu nạn nhân trong trường hợp bị đuối nước như sau: Khi người bị đuối nước đã được đưa lên bờ (hoặc lên tàu, thuyền…), nếu người cứu nạn nhanh chóng tiến hành các bước sơ cấp cứu đúng cách, đúng kỹ thuật thì cơ hội cứu sống được nạn nhân sẽ cao. Ngược lại, nếu sơ cấp cứu không đúng cách thì cơ hội sống sót của người bị nạn sẽ rất thấp hoặc nếu sống sót thì có thể bị những di chứng nặng nề như: bị chết não và sống dạng thực vật… Để sơ cấp cứu đúng cách và đạt hiệu quả, chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau: - Đặt người bị nạn nằm ở vị trí bằng phẳng, thoáng khí và kiểm tra tình trạng nạn nhân xem có còn thở hay không (quan sát lồng ngực, sử dụng tai để nghe hơi thở nạn nhân). Trong trường hợp người bị nạn còn thở thì đặt họ ở tư thế nằm nghiêng (Hình 60) để nếu nạn nhân có nôn, ói thì chất nôn sẽ thoát ra ngoài và không trào ngược lại. Cởi bỏ dần quần áo ướt và bằng mọi cách làm ấm cơ thể người bị nạn; nhanh chóng đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc. - Trong trường hợp nạn nhân đã ngừng thở nhưng tim vẫn đập và mạch vẫn còn thì phải nhanh chóng hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt) để cấp ôxy cho nạn nhân thở trở lại. - Nếu trường hợp nạn nhân ngừng thở hoàn toàn, kiểm tra thấy tim đã ngừng đập và không thấy mạch thì phải lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo kết hợp ép tim ngoài lồng ngực theo các bước sau đây: Bước 1: Khai thông đường thở và loại bỏ những dị vật trong miệng nạn nhân bằng cách đặt nghiêng đầu nạn nhân, sử dụng ngón tay lùa trong khoang miệng để loại bỏ các dị vật và đẩy bỏ đờm, dãi nhằm khai thông đường thở (Hình 61). Tiếp theo đặt thẳng đầu nạn nhân, một tay để lên trán và đẩy ra phía sau, một tay nâng cằm nạn nhân lên sao cho cổ được ưỡn tối đa. Bước 2: Mở miệng nạn nhân, một tay bịt mũi nạn nhân, tay còn lại đỡ cằm và dùng miệng bịt kín miệng nạn nhân rồi thổi ngạt hai lần liên tiếp (Hình 62). Trước mỗi lần thổi ngạt, người thực hiện sơ cứu nên hít hơi đầy không khí vào phổi của mình. Bước 3: Đặt một tay lên giữa vùng ngực của nạn nhân (vị trí giữa hai núm vú hoặc vị trí dưới mỏm xương ức khoảng 1,5 cm), tay còn lại đặt phía trên và đan các ngón tay vào tay phía dưới (Hình 63). Tiến hành ấn liên tục 30 lần (tốc độ ấn khoảng 100 lần/phút), sau đó tiếp tục lặp lại quy trình thổi ngạt 02 hơi liên tiếp và ép tim 30 lần cho đến khi nạn nhân có thể tự thở hoặc có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. * Một số điểm cần tránh khi sơ cứu nạn nhân đuối nước - Không dốc ngược nạn nhân hoặc vác nạn nhân lên vai rồi chạy. Các hành động này thường ít mang lại hiệu quả, vì quá trình đó sẽ làm mất thời gian vàng để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Đồng thời, với hành động như vậy sẽ chỉ ra nước trong bụng là chính, nước trong phổi chỉ thoát ra ngoài khi ta tiến hành hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi nạn nhân thở trở lại. - Phải tận dụng thời gian vàng để nạn nhân có thể thở lại bằng cách hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực trước khi vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Trên đây là hướng dẫn sơ cứu nạn nhân bị đuối nước của Bộ Công an.
Chỉ thị 01/CT-BYT: phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn năm 2023
Ngày 09/02/2023, Bộ Y tế ban hành Chỉ thị 01/CT-BYT, về việc triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn trong ngành y tế năm 2023. Năm 2022, thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, từ những tháng đầu năm và trên các vùng miền cả nước với 21/22 loại hình thiên tai. Dự đoán trong năm 2023, dự báo sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt, sẽ gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Theo đó, tại Chỉ thị 01/CT-BYT, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện tốt những nội dung cụ thể như sau: - Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW, Chỉ thị 09/CT-TTg, Quyết định 1651/QĐ-TTg, Quyết định 3544/QĐ-BYT; thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”. - Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy và lực lượng thường trực tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; - Đảm bảo dự trữ vật chất (thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế) cho các vùng trọng điểm thiên tai và sẵn sàng khi có tình huống; - Tiếp tục kiện toàn đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (EMT), xây dựng bộ tài liệu tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ và trang bị cho đội EMT. - Xây dựng kế hoạch năm, rà soát, bổ sung phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị theo các cấp độ rủi ro thiên tai. - Xây dựng các phương án bảo đảm cấp cứu, vận chuyển, thu dung, điều trị; - Phân tán, sơ tán cơ sở vật chất, cán bộ, nhân viên y tế và bệnh nhân đến nơi an toàn trong các trường hợp thiên tai thảm họa lớn, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người dân và cơ sở y tế; đặc biệt đối với người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế. - Thực hiện nghiêm chế độ trực ban, trực cấp cứu ngoại viện, trực hậu cần và báo cáo thường xuyên, đột xuất theo quy định; - Duy trì các hình thức thông tin liên lạc không để xảy ra mất liên lạc trong thiên tai, đặc biệt trong mùa mưa bão; Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới; - Kiểm tra toàn bộ hệ thống báo cháy, phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và những nơi có nguy cơ cháy nổ gây mất an toàn trong đơn vị. - Tăng cường kết hợp quân dân y trong ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phát huy vai trò của đội xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở; phân công nhiệm vụ cụ thể trước, trong và sau thiên tai; - Tổ chức tập huấn, huấn luyện trong chỉ huy điều hành, phối hợp lực lượng trong các tình huống thiên tai, thảm họa; - Huấn luyện cho người dân biết tự chăm sóc và chăm sóc sức khỏe lẫn nhau trong thiên tai và tổ chức các chiến dịch truyền thông để người dân không chủ quan với thiên tai, thảm họa. - Tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em và phụ nữ có thai, quản lý các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính; - Các cơ sở y tế trong vùng bị ảnh hưởng cần sớm đưa vào hoạt động để chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng thiên tai. Xem chi tiết tại Chỉ thị 01/CT-BYT ngày 09/02/2023.
Vụ việc bé trai tại Đồng Tháp: Nhà thầu chịu TNHS hay bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Đã hơn một tuần trôi qua kể từ vụ tai nạn thương tâm của bé trai 10 tuổi tại Đồng Tháp đến nay công việc cứu hộ, cứu nạn vẫn đang tiếp tục để đưa thi thể cháu bé trở về với gia đình. Bỏ qua việc các cháu bé tự ý đi vào công trình do độ tuổi vẫn ý thức được khu vực nào là nguy hiểm thì trách nhiệm của đơn vị xây dựng cũng cần được truy cứu. Vậy, sau khi vụ việc kết thúc thì đơn vị xây dựng có chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) hay chỉ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng? 1. Ai là người sẽ chịu trách nhiệm sự cố trong quá trình thi công? Trong một dự án xây dựng bao gồm nhiều đơn vị tham gia và trách nhiệm quản lý cũng được phân định khác nhau, theo Điều 7 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định việc phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình như sau: - Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có). - Nhà thầu thi công xây dựng. - Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình. - Các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác. Các chủ thể nêu trên phải là đơn vị đáp ứng được điều kiện năng lực theo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện trước pháp luật. Do đó, từ chủ đầu tư đến việc nhà thầu vật tư, kỹ thuật đều có trách nhiệm đối với công trình mình tham gia xây dựng. Tuy nhiên, khi có vi phạm ở giai đoạn nào mà một trong các chủ thể trên phụ trách thì những chủ thể này sẽ bị quy trách nhiệm ở giai đoạn đó. Đối với các chủ thể còn các đơn vị khác sẽ chịu trách nhiệm liên đới. 2. Trách nhiệm đơn vị thi công công trình xây dựng Đơn vị thi công công trình xây dựng sẽ đáp ứng nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: - Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; - Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình; - Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; - Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình; - Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; - Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng. Trong đó, có quy định đơn vị thi công sẽ quản lý luôn vấn đề an toàn lao động, kể cả môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình. Vì vậy trường hợp đứa bé bị tai nạn sẽ thuộc vấn đề quản lý của phía đơn vị xây dựng. Đồng thời, theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP yêu cầu đơn vị thi công phải bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Ngoài ra, tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng phải được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. 3. Nhà thầu thi công sẽ chịu TNHS hay bồi thường ngoài hợp đồng? Hiện nay, công tác cứu hộ, cứu nạn vẫn chưa hoàn tất vì vậy vẫn chưa thể kết luận cho việc truy cứu trách nhiệm đơn vị thi công được, tuy nhiên dựa trên tình tiết vụ việc có thể bước đầu xác định trách nhiệm như sau: 3.1 Đơn vị thi công chỉ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Căn cứ Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 cho rằng trường hợp phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra khi: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường. Trong trường hợp vụ việc nêu trên thì đơn vị thi công đã sơ suất trong việc bố trí người túc trực, giám sát việc thi công được đảm bảo an toàn nên trách nhiệm sẽ thuộc về bên thi công. Do đó, việc bồi thường là tất yếu phải thực hiện, nhưng do tính chất vụ việc này quá lớn và có thiệt hại về tính mạng và tổn thất nhiều nguồn lực như tiền, của, điều động nhân lực của nhà nước nên sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự. 3.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự đơn vị thi công Do cháu bé đã được cơ quan chuyên môn xác định là đã tử vong, theo đó, cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm chính vụ này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp theo quy định tại Điều 129 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật hình sự 2017). Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm - 05 năm. Ngoài ra, người này còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm - 05 năm. Ngoài ra, tùy vào thiệt hại xảy ra đối với nạn nhân là cháu bé mà cá nhân, tổ chức liên quan sẽ phải liên đới trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm, Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường do tính mạng bị xâm phạm. Như vậy, đơn vị thi công chủ yếu trong vụ việc này là đơn vị nhà thầu công trình xây dựng sẽ chịu trách nhiệm về mặt hình sự đối với từng cá nhân, và các đơn vị khác sẽ chịu trách nhiệm liên đới về bồi thường dân sự.