Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp
Ngày 28/6/2024, NHNN đã ban hành Thông tư 11/2024/TT-NHNH sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. (1) Không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 11/2024/TT-NHNN bổ sung Khoản 15 vào Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN như sau: “15. Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt.” Theo đó, kể từ ngày Thông tư 11/2024/TT-NHNN chính thức có hiệu lực sẽ không được sử dụng tiền mặt để thực hiện mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Có thể thấy, quy định này nhằm góp phần hỗ trợ theo dõi, giám sát tình hình sử dụng tiền thu được từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tăng cường minh bạch thông tin, hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững. Đồng thời, phù hợp với chủ trương của Chính phủ về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. (2) Phải công bố thông tin người liên quan Cụ thể, Thông tư 11/2024/TT-NHNN đã bổ sung thêm Khoản 14 vào Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định về nguyên tắc trong mua bán trái phiếu doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp phát hành phải gửi cho tổ chức tín dụng thông tin về người có liên quan theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp. Người có liên quan của doanh nghiệp phát hành là tổ chức, cá nhân có quan hệ với doanh nghiệp phát hành theo quy định tại Khoản 24 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Về những thông tin của người có liên quan là cá nhân cần công bố, bao gồm: - Họ và tên. - Số định danh cá nhân. - Quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài. - Mối quan hệ với doanh nghiệp phát hành. Trường hợp người có liên quan là tổ chức thì phải công bố những thông tin bao gồm: - Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương. - Người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với doanh nghiệp phát hành. Theo đó, trong thời gian sắp tới, doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ phải thực hiện công bố thông tin người liên quan theo quy định như đã nêu trên. (3) Giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp mới của tổ chức tín dụng Cụ thể, Khoản 5 Điều 1 Thông tư 11/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 8 Thông tư 16/2021/TT-NHNN. Theo đó, từ 12/8/2024, giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp được quy định như sau: - Tổng số dư mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do doanh nghiệp và người có liên quan của doanh nghiệp đó phát hành) được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và quy định của NHNN về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. - Tổ chức tín dụng quy định cụ thể các giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp, cụ thể: + Trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành. + Trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành và người có liên quan phát hành. + Trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm. + Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm. + Trái phiếu doanh nghiệp đầu tư sẵn sàng để bán. + Trái phiếu doanh nghiệp đầu tư giữ đến ngày đáo hạn. + Trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh. Xem chi tiết tại Thông tư 11/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ 12/8/2024.
Bổ sung 2 nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8/2024
Ngày 28/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 11/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2021/TT-NHNN. Trong đó đã bổ sung 2 nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư 11/2024/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 12/8/2024 Bổ sung 2 nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8/2024 Theo Thông tư 11/2024/TT-NHNN đã bổ sung thêm 2 nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp tại khoản 14, khoản 15 và bãi bỏ 2 nguyên tắc tại khoản 11, khoản 12 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN. Theo đó, nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp mới sẽ bao gồm: - Tổ chức tín dụng được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với nội dung mua, bán trái phiếu doanh nghiệp ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. - Việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Thông tư 11/2024/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan. - Tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phải ban hành quy định nội bộ về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. - Tổ chức tín dụng mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải tuân thủ các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về góp vốn, mua cổ phần và các quy định của pháp luật có liên quan. - Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng trước thời điểm mua trái phiếu doanh nghiệp. - Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi: + Trái phiếu doanh nghiệp đáp ứng quy định về trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán; + Mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp hợp pháp và phù hợp với phương án phát hành trái phiếu và/hoặc phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành được phê duyệt theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là phương án); + Doanh nghiệp phát hành cam kết mua lại trái phiếu trước hạn khi: Doanh nghiệp phát hành thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu trong thời gian tổ chức tín dụng nắm giữ trái phiếu; doanh nghiệp phát hành vi phạm quy định pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án; + Phương án khả thi và doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn; + Doanh nghiệp phát hành không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp. - Ngoài việc đáp ứng các quy định khác, tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp mà doanh nghiệp phát hành đã thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất. - Tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp sau: + Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; + Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác; + Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động. - Tổ chức tín dụng không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp tổ chức tín dụng là bên nhận chuyển giao bắt buộc bán trái phiếu doanh nghiệp cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc. - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền. - Đồng tiền trong giao dịch mua, bán trái phiếu doanh nghiệp là đồng Việt Nam. - Doanh nghiệp phát hành phải gửi cho tổ chức tín dụng thông tin về người có liên quan theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp. Người có liên quan của doanh nghiệp phát hành là tổ chức, cá nhân có quan hệ với doanh nghiệp phát hành theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng. Thông tin về người có liên quan là cá nhân, bao gồm: họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài; mối quan hệ với doanh nghiệp phát hành. Thông tin về người có liên quan là tổ chức, bao gồm: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương; người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với doanh nghiệp phát hành. - Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt. Như vậy, từ 12/8/2024 sẽ bổ sung 2 nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp là doanh nghiệp phát hành phải gửi cho tổ chức tín dụng thông tin về người có liên quan trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp và tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp theo quy định. Đối với các hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp trước đây sẽ xử lý thế nào? Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-NHNN quy định: - Đối với các hợp đồng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp được ký kết trước ngày Thông tư 11/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng và khách hàng tiếp tục thực hiện các nội dung trong hợp đồng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký kết hợp đồng đó. - Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng trên kể từ ngày Thông tư 11/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành chỉ được thực hiện khi nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư 11/2024/TT-NHNN. Như vậy, các hợp đồng đã được ký kết trước ngày 12/8/2024 thì sẽ tiếp tục thực hiện theo hợp đồng và theo quy định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Nếu hợp đồng có sửa đổi, bổ sung sau ngày 12/8/2024 thì sẽ phải thực hiện theo quy định mới tại Thông tư 11/2024/TT-NHNN. Thông tư 11/2024/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 12/8/2024
Trái phiếu là gì? Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng và ưu, nhược điểm của trái phiếu
Đầu tư trái phiếu là hình thức đầu tư chứng khoán rất phổ biến trên thế giới. Đầu tư trái phiếu được đánh giá khá an toàn và có tính thanh khoản cao hơn so với các loại chứng khoán khác. Các nhà đầu tư khi chọn trái phiếu sẽ có được những khoản thu nhập thụ động cố định và lâu dài ngay cả trong thời điểm thị trường có biến động xấu. Tuy nhiên, ở Việt Nam nhiều nhà đầu tư còn chưa quen với hình thức đầu tư trái phiếu. Vậy trái phiếu là gì? Ưu, nhược điểm cũng như điều kiện chào bán của trái phiếu như thế nào sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây. 1.Trái phiếu là gì? Căn cứ theo khoản khoản 6, Điều 3, Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Ngoài ra, trái phiếu còn được phân thành nhiều loại được quy định tại Điều 3, Nghị định 155/2020/NĐ-CP như: - Trái phiếu chuyển đổi: là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu. - Trái phiếu có bảo đảm: là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật. - Trái phiếu kèm chứng quyền: là loại trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu. 2. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng Căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 15, Luật Chứng khoán 2019 được hướng dẫn bởi khoản 2, Điều 19, Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định điều kiện để chào bán trái phiếu ra công chúng như sau: - Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; - Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm; - Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua; - Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác; - Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán; - Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích; - Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau: + Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; hoặc + Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.- Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán; - Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán. 3. Ưu điểm, nhược điểm của trái phiếu. - Ưu điểm khi đầu tư trái phiếu: + Lãi suất nhận được thường kỳ là cố định mà không hề phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của nhà phát hành trái phiếu. + Được ưu tiên trả trước so với cổ phần ưu đãi và cổ phần thông thường nếu nhà phát hành trái phiếu bị giải thể hay bị phá sản. + Trái phiếu có loại được miễn thuế thu nhập (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương). + Nếu không còn nhu cầu tiếp tục sở hữu trái phiếu có thể chuyển nhượng trái phiếu thông qua sàn giao dịch hoặc bán lại cho chính công ty phát hành. - Nhược điểm khi đầu tư trái phiếu: + Không có quyền biểu quyết, tham gia vào hoạt động của công ty. + Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu vỡ nợ thì có thể doanh nghiệp sẽ không có khả năng chi trả công nợ cho người sở hữu trái phiếu. + Nếu rơi vào thời điểm rớt giá hoặc nhà đầu tư bán trái phiếu vào cuối thời hạn của trái phiếu. Thì sẽ không nhận được nhiều như khoản đầu tư trái phiếu ban đầu.
Quy định hiện hành về đăng ký, lưu ký trái phiếu
Quy định hiện hành về đăng ký, lưu ký trái phiếu đã được Chính phủ ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 về sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế Có những loại trái phiếu nào? - “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành. - “Trái phiếu doanh nghiệp xanh” là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. - “Trái phiếu chuyển đổi” là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu. - “Trái phiếu có bảo đảm” là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính ở nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế theo quy định của pháp luật.” - “Trái phiếu kèm chứng quyền” là loại hình trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu. Theo đó, quy định hiện hành về đăng ký, lưu ký trái phiếu như sau: - Thời hạn đăng ký, lưu ký trái phiếu Doanh nghiệp chào bán trái phiếu riêng lẻ phải đăng ký trái phiếu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn sau: + 5 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo đã nhận được báo cáo kết quả chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. + 05 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp phát hành công bố thông tin về kết quả chào bán theo quy định tại Điều 20 Nghị định 65/2022/NĐ-CP đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15. Khi đăng ký trái phiếu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, doanh nghiệp phát hành phải gửi kèm theo danh sách người sở hữu trái phiếu và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc danh sách người sở hữu trái phiếu đáp ứng đúng đối tượng mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP và quy định của pháp luật chứng khoán. Trái phiếu phải được lưu ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông qua thành viên lưu ký trước khi giao dịch, chuyển quyền sở hữu trừ trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Việc trái phiếu doanh nghiệp được đăng ký, lưu ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP và pháp luật chứng khoán, không hàm ý Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác nhận và đảm bảo cho tính hợp pháp của đợt chào bán trái phiếu của doanh nghiệp và việc thanh toán đầy đủ lãi, gốc của trái phiếu. - Các trường hơp chuyển quyền sở hữu trái phiếu đã đăng ký Việc chuyển quyền sở hữu trái phiếu đã đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện đối với các trường hợp: + Giao dịch mua bán trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Điều 16 Nghị định 65/2022/NĐ-CP. + Thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký, lưu ký, thực hiện quyền, chuyển quyền sở hữu, thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các trường hợp chuyển quyền sở hữu trái phiếu không thực hiện qua hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán. Việc thanh toán giao dịch trái phiếu không áp dụng theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm.” Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/9/2022.
Cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp phá sản được xử lý ra sao?
Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ và không thể tự chủ tài chính nữa thì bắt buộc doanh nghiệp phải mở thủ tục phá sản nhằm giảm bớt áp lực tài chính. Trong trường hợp thực hiện thủ tục phá sản để trả nợ vấn đề được đặt ra mà nhiều người thắc mắc đó là cổ phiếu và trái phiếu của doanh nghiệp sẽ được xử lý ra sao? 1. Cổ phiếu, trái phiếu được hiểu là gì? Mặt dù có tên gọi khác nhau nhưng hiện nay nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp. Xét về hình thức phát hành và bản chất thì chúng đều chứng khoán do doanh nghiệp phát hành. Cụ thể hơn thì cổ phiếu và trái phiếu được quy định như sau: (1) Cổ phiếu là gì? Hiện nay thuật ngữ cổ phiếu được khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích như sau: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. (2) Trái phiếu là gì? Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP giải thích thuật ngữ trái phiếu doanh nghiệp như sau: đây là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành. Lưu ý: Hiện nay để sở hữu được trái phiếu doanh nghiệp thì đối tượng được đầu tư phải thuộc điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP đó là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán. Theo đó, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán. Đa phần các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là các công ty đầu tư có am hiểu về thị trường chứng khoán và có nguồn vốn lớn ổn định có thể xoay xở được khi thua lỗ. 2. Điểm giống và khác nhau của cổ phiếu, trái phiếu Để có thể phân biệt được 02 loại chứng khoán này thì người đầu tư cần phải hiểu rõ mục đích, hành vi và bản chất của các loại chứng khoán này thật kỹ. Vì nếu, không nắm rõ được các quy định về các loại chứng khoán thì cá nhân, tổ chức mua sẽ phải trả giá đắc. (1) Điểm giống nhau Qua các quy định trên có thể thấy dù là cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp thì đều cùng là một phương thức để doanh nghiệp huy động vốn. Ngoài ra, cả 02 loại này cũng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu. (2) Điểm khác nhau Về bản chất: - Cổ phiếu là chứng nhận ghi nhận sự quyền sở hữu đối với tài sản của người sở hữu tại doanh nghiệp, khi cổ phiếu tăng giá hoặc sụt giá thì người mua đều có hoàn toàn trách nhiệm với cổ phiếu. - Trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu. Về chủ thể có thẩm quyền phát hành: Đối với cổ phiếu: chỉ có Công ty cổ phần có quyền phát hành cả cổ phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn không có quyền phát hành cổ phiếu. Đối với trái phiếu: công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đều có quyền phát hành trái phiếu. Tư cách chủ sở hữu Cổ phiếu: Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông của công ty cổ phần. Trái phiếu: Người sở hữu trái phiếu không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của công ty và nhận lãi suất cao từ doanh nghiệp phát hành trái phiếu. 3. Tài sản của doanh nghiệp được xử lý thế nào khi phá sản? Hiện hành quy định thuật ngữ phá sản được giải thích cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản được thể hiện qua các hình thức sau đây: (1) Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. (2) Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” Như vậy, tài sản được coi là của doanh nghiệp phải là một trong bốn loại: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản. để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì hội đồng thành viên của doanh nghiệp cần quyết định việc bán tài sản của công ty để trả nợ. Trong đó, cổ phiếu cũng được xem là một loại tài sản. Việc thanh lý tài sản dựa trên giá trị tài sản của doanh nghiệp đã được kiểm kê và xác định sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản Điều 64 Luật Phá sản 2014 bao gồm: - Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp có tại thời điểm TAND quyết định mở thủ tục phá sản. - Các khoản lợi nhuận, các tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp sẽ có việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản. - Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày TAND ra quyết định mở thủ tục phá sản. - Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của doanh nghiệp. - Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai. - Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp. - Tài sản và quyền tài sản có được do các giao dịch vô hiệu. - Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. 4. Thứ tự ưu phân chia tài sản doanh nghiệp phá sản Sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thanh lý tài sản nhằm trả các khoản nợ đã phát sinh trong quá trình hoạt động. Căn cứ Điều 54 Luật Phá sản 2014 sau khi thanh lý tài sản thì doanh nghiệp phải ưu tiên trả nợ theo thứ tự sau: - Chi phí phá sản: Là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật. - Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết. - Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. - Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản theo thứ tự ưu tiên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về: + Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên. + Chủ doanh nghiệp tư nhân. + Chủ sở hữu công ty TNHH MTV. + Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần. + Thành viên của Công ty hợp danh. Theo quy định trên, thứ tự ưu tiên trả nợ cho doanh nghiệp sau khi thanh lý tài sản đối với cổ đông là người nắm giữ cổ phiếu và chủ nợ là người nắm trái phiếu sẽ được thực hiện trả nợ như sau: Đầu tiên là đối với trái phiếu sẽ được ưu tiên trả trước vì theo thứ tự ưu tiên thanh toán cho các khoản nợ, sau đó mới tới các cổ đông nắm giữ cổ phiếu. Như vậy, doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản thì cổ phiếu của của doanh nghiệp phải được xử lý và quy đổi thành tiền để thực hiện trả nợ. Theo thứ tự ưu tiên thì doanh nghiệp cần trả nợ cho bên mua trái phiếu, phần còn dư mới tiếp tục trả cho các cổ đông còn lại.
Tổng hợp một số điểm mới của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Ngày 16/9/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP về giao dịch chào bán trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán ra thị trường quốc tế. Theo đó, nội dung của Nghị định sửa đổi một số nội dung nổi bật dành cho phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp như sau: 1. Tăng mệnh giá trái phiếu trong nước Theo đó, trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam. So với quy định trước đây tại điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam. Tức là mệnh giá của trái phiếu theo quy định mới đã được đẩy lên rất cao cụ thể là từ 100.000 đồng thành 100 triệu đồng. Điều này giúp doanh nghiệp, tổ chức có quy mô lớn và thu hút vốn đầu tư tầm cỡ thông qua việc mua trái phiếu doanh nghiệp với mệnh giá cao. 2. Bổ sung nguyên tắc phát hành trái phiếu Hiện hành bổ sung thêm 02 nguyên tắc phát hành trái phiếu vào nguyên tắc phát hành và sử dụng trái phiếu tại Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP như sau: Đối với trái phiếu đã phát hành tại thị trường trong nước, doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu quy định tại Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP khi đáp ứng các quy định sau: - Được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua; - Được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận. Thông tin về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin bất thường theo quy định tại Điều 22 Nghị định 153/2020/NĐ-CP. 3. Quyền và nghĩa vụ của người mua trái phiếu Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của nhà đầu tư mua trái phiếu tại Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP như sau: (1) Quyền lợi của nhà đầu tư mua trái phiếu Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định này; được quyền tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu. Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành. Được yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 153/2020/NĐ-CP. Được yêu cầu người bán trái phiếu cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định tại Nghị định này khi mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp. (2) Nghĩa vụ của nhà đầu tư mua trái phiếu Tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành; hiểu rõ điều kiện, điều khoản trái phiếu và các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành trước khi quyết định mua và giao dịch trái phiếu. Hiểu rõ về các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư, giao dịch trái phiếu; hiểu rõ và đảm bảo tuân thủ quy định về đối tượng nhà đầu tư, giao dịch trái phiếu. Tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư và giao dịch trái phiếu. Trước khi mua trái phiếu (cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp), nhà đầu tư phải ký văn bản xác nhận đã thực hiện các quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP và tự chịu trách nhiệm đối với quyết định mua trái phiếu của mình sau khi ký văn bản xác nhận này. Thực hiện giao dịch trái phiếu không được bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dưới mọi hình thức. Khi bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp phải cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành. Chi tiết Nghị định Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngày 16/9/2022.
Thông tư 16/2021: Ngân hàng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi nợ xấu dưới 3%.
Ngày 10/11/2021 vừa qua, Thông tư 16/2021/TT-NHNN do Ngân hàng nhà nước ban hành quy định thay thế cho Thông tư 22/2016/TT-NHNN, Thông tư 15/2018/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp...đáng chú ý là việc các ngân hàng chỉ được mua trái phiếu khi nợ xấu dưới 3%. Ngân hàng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi nợ xấu dưới 3% - Minh họa Theo Điều 4 Thông tư 16, các tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, Thông tư 16 còn quy định, trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán khi đáp ứng các yêu cầu sau: -Là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo đúng quy định của pháp luật; -Được phát hành bằng đồng Việt Nam; -Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán, chưa đến hạn thanh toán hết gốc, lãi và bên bán cam kết trái phiếu doanh nghiệp không có tranh chấp, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng đang mua bán có kỳ hạn, chiết khấu, tái chiết khấu. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp: -Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp phát hành; -Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác; -Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động. Thông tư 16 có hiệu lực từ ngày 15/01/2022./. Theo VOV.
Thắc mắc về công bố thông tin khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Khi thực hiện công bố thông tin để phát hành trái phiếu riêng lẻ theo nghị định 163/2018/NĐ-CP, công ty có trình bày các nội dung theo Phụ lục của NĐ, trong đó có nội dung: "I. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ ĐỢT PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU 1. Doanh nghiệp phát hành: 2. Ông/Bà: …………………………………… Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty 3. Ông/Bà: ………………………………….... Chức vụ: Giám đốc (Tổng giám đốc) 4. Ông/Bà: …………………………………… Chức vụ: Kế toán trưởng (Giám đốc Tài chính) 5. Ông/Bà: …………………………………… Chức vụ: Trưởng ban kiểm soát Chúng tôi cam kết rằng các thông tin và số liệu trong Bản công bố thông tin này là chính xác, phù hợp với thực tế hoặc đã được điều tra, thu thập một cách hợp lý." Như vậy, tại cuối bản công bố thông tin, ở phần [KÝ VÀ ĐÓNG DẤU CỦA DOANH NGHIỆP PHÁT HÀNH], thì chỉ cần chữ ký của Đại diện pháp luật của Doanh nghiệp hay cần phải đầy đủ chữ ký của những người có trách nhiệm nêu trên để phù hợp với nghị định. Nhờ các luật sư tư vấn cho doanh nghiệp về vấn đề nêu trên.
Quy định về mẫu Chứng chỉ trái phiếu do Doanh nghiệp phát hành
Công ty em phát hành trái phiếu doanh nghiệp. LS cho em hỏi, quy định về nội dung chứng chỉ trái phiếu với ạ. Có cần phải đảm bảo những nội dung nào tương tự như quy định về cổ phiếu không ạ?
Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp
Ngày 28/6/2024, NHNN đã ban hành Thông tư 11/2024/TT-NHNH sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. (1) Không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 11/2024/TT-NHNN bổ sung Khoản 15 vào Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN như sau: “15. Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt.” Theo đó, kể từ ngày Thông tư 11/2024/TT-NHNN chính thức có hiệu lực sẽ không được sử dụng tiền mặt để thực hiện mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Có thể thấy, quy định này nhằm góp phần hỗ trợ theo dõi, giám sát tình hình sử dụng tiền thu được từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tăng cường minh bạch thông tin, hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững. Đồng thời, phù hợp với chủ trương của Chính phủ về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. (2) Phải công bố thông tin người liên quan Cụ thể, Thông tư 11/2024/TT-NHNN đã bổ sung thêm Khoản 14 vào Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định về nguyên tắc trong mua bán trái phiếu doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp phát hành phải gửi cho tổ chức tín dụng thông tin về người có liên quan theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp. Người có liên quan của doanh nghiệp phát hành là tổ chức, cá nhân có quan hệ với doanh nghiệp phát hành theo quy định tại Khoản 24 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Về những thông tin của người có liên quan là cá nhân cần công bố, bao gồm: - Họ và tên. - Số định danh cá nhân. - Quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài. - Mối quan hệ với doanh nghiệp phát hành. Trường hợp người có liên quan là tổ chức thì phải công bố những thông tin bao gồm: - Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương. - Người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với doanh nghiệp phát hành. Theo đó, trong thời gian sắp tới, doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ phải thực hiện công bố thông tin người liên quan theo quy định như đã nêu trên. (3) Giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp mới của tổ chức tín dụng Cụ thể, Khoản 5 Điều 1 Thông tư 11/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 8 Thông tư 16/2021/TT-NHNN. Theo đó, từ 12/8/2024, giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp được quy định như sau: - Tổng số dư mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do doanh nghiệp và người có liên quan của doanh nghiệp đó phát hành) được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và quy định của NHNN về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. - Tổ chức tín dụng quy định cụ thể các giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp, cụ thể: + Trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành. + Trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành và người có liên quan phát hành. + Trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm. + Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm. + Trái phiếu doanh nghiệp đầu tư sẵn sàng để bán. + Trái phiếu doanh nghiệp đầu tư giữ đến ngày đáo hạn. + Trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh. Xem chi tiết tại Thông tư 11/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ 12/8/2024.
Bổ sung 2 nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8/2024
Ngày 28/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 11/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2021/TT-NHNN. Trong đó đã bổ sung 2 nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư 11/2024/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 12/8/2024 Bổ sung 2 nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8/2024 Theo Thông tư 11/2024/TT-NHNN đã bổ sung thêm 2 nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp tại khoản 14, khoản 15 và bãi bỏ 2 nguyên tắc tại khoản 11, khoản 12 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN. Theo đó, nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp mới sẽ bao gồm: - Tổ chức tín dụng được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với nội dung mua, bán trái phiếu doanh nghiệp ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. - Việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Thông tư 11/2024/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan. - Tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phải ban hành quy định nội bộ về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. - Tổ chức tín dụng mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải tuân thủ các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về góp vốn, mua cổ phần và các quy định của pháp luật có liên quan. - Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng trước thời điểm mua trái phiếu doanh nghiệp. - Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi: + Trái phiếu doanh nghiệp đáp ứng quy định về trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán; + Mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp hợp pháp và phù hợp với phương án phát hành trái phiếu và/hoặc phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành được phê duyệt theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là phương án); + Doanh nghiệp phát hành cam kết mua lại trái phiếu trước hạn khi: Doanh nghiệp phát hành thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu trong thời gian tổ chức tín dụng nắm giữ trái phiếu; doanh nghiệp phát hành vi phạm quy định pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án; + Phương án khả thi và doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn; + Doanh nghiệp phát hành không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp. - Ngoài việc đáp ứng các quy định khác, tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp mà doanh nghiệp phát hành đã thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất. - Tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp sau: + Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; + Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác; + Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động. - Tổ chức tín dụng không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp tổ chức tín dụng là bên nhận chuyển giao bắt buộc bán trái phiếu doanh nghiệp cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc. - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền. - Đồng tiền trong giao dịch mua, bán trái phiếu doanh nghiệp là đồng Việt Nam. - Doanh nghiệp phát hành phải gửi cho tổ chức tín dụng thông tin về người có liên quan theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp. Người có liên quan của doanh nghiệp phát hành là tổ chức, cá nhân có quan hệ với doanh nghiệp phát hành theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng. Thông tin về người có liên quan là cá nhân, bao gồm: họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài; mối quan hệ với doanh nghiệp phát hành. Thông tin về người có liên quan là tổ chức, bao gồm: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương; người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với doanh nghiệp phát hành. - Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt. Như vậy, từ 12/8/2024 sẽ bổ sung 2 nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp là doanh nghiệp phát hành phải gửi cho tổ chức tín dụng thông tin về người có liên quan trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp và tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp theo quy định. Đối với các hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp trước đây sẽ xử lý thế nào? Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-NHNN quy định: - Đối với các hợp đồng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp được ký kết trước ngày Thông tư 11/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng và khách hàng tiếp tục thực hiện các nội dung trong hợp đồng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký kết hợp đồng đó. - Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng trên kể từ ngày Thông tư 11/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành chỉ được thực hiện khi nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư 11/2024/TT-NHNN. Như vậy, các hợp đồng đã được ký kết trước ngày 12/8/2024 thì sẽ tiếp tục thực hiện theo hợp đồng và theo quy định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Nếu hợp đồng có sửa đổi, bổ sung sau ngày 12/8/2024 thì sẽ phải thực hiện theo quy định mới tại Thông tư 11/2024/TT-NHNN. Thông tư 11/2024/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 12/8/2024
Trái phiếu là gì? Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng và ưu, nhược điểm của trái phiếu
Đầu tư trái phiếu là hình thức đầu tư chứng khoán rất phổ biến trên thế giới. Đầu tư trái phiếu được đánh giá khá an toàn và có tính thanh khoản cao hơn so với các loại chứng khoán khác. Các nhà đầu tư khi chọn trái phiếu sẽ có được những khoản thu nhập thụ động cố định và lâu dài ngay cả trong thời điểm thị trường có biến động xấu. Tuy nhiên, ở Việt Nam nhiều nhà đầu tư còn chưa quen với hình thức đầu tư trái phiếu. Vậy trái phiếu là gì? Ưu, nhược điểm cũng như điều kiện chào bán của trái phiếu như thế nào sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây. 1.Trái phiếu là gì? Căn cứ theo khoản khoản 6, Điều 3, Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Ngoài ra, trái phiếu còn được phân thành nhiều loại được quy định tại Điều 3, Nghị định 155/2020/NĐ-CP như: - Trái phiếu chuyển đổi: là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu. - Trái phiếu có bảo đảm: là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật. - Trái phiếu kèm chứng quyền: là loại trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu. 2. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng Căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 15, Luật Chứng khoán 2019 được hướng dẫn bởi khoản 2, Điều 19, Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định điều kiện để chào bán trái phiếu ra công chúng như sau: - Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; - Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm; - Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua; - Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác; - Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán; - Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích; - Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau: + Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; hoặc + Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.- Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán; - Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán. 3. Ưu điểm, nhược điểm của trái phiếu. - Ưu điểm khi đầu tư trái phiếu: + Lãi suất nhận được thường kỳ là cố định mà không hề phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của nhà phát hành trái phiếu. + Được ưu tiên trả trước so với cổ phần ưu đãi và cổ phần thông thường nếu nhà phát hành trái phiếu bị giải thể hay bị phá sản. + Trái phiếu có loại được miễn thuế thu nhập (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương). + Nếu không còn nhu cầu tiếp tục sở hữu trái phiếu có thể chuyển nhượng trái phiếu thông qua sàn giao dịch hoặc bán lại cho chính công ty phát hành. - Nhược điểm khi đầu tư trái phiếu: + Không có quyền biểu quyết, tham gia vào hoạt động của công ty. + Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu vỡ nợ thì có thể doanh nghiệp sẽ không có khả năng chi trả công nợ cho người sở hữu trái phiếu. + Nếu rơi vào thời điểm rớt giá hoặc nhà đầu tư bán trái phiếu vào cuối thời hạn của trái phiếu. Thì sẽ không nhận được nhiều như khoản đầu tư trái phiếu ban đầu.
Quy định hiện hành về đăng ký, lưu ký trái phiếu
Quy định hiện hành về đăng ký, lưu ký trái phiếu đã được Chính phủ ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 về sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế Có những loại trái phiếu nào? - “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành. - “Trái phiếu doanh nghiệp xanh” là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. - “Trái phiếu chuyển đổi” là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu. - “Trái phiếu có bảo đảm” là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính ở nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế theo quy định của pháp luật.” - “Trái phiếu kèm chứng quyền” là loại hình trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu. Theo đó, quy định hiện hành về đăng ký, lưu ký trái phiếu như sau: - Thời hạn đăng ký, lưu ký trái phiếu Doanh nghiệp chào bán trái phiếu riêng lẻ phải đăng ký trái phiếu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn sau: + 5 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo đã nhận được báo cáo kết quả chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. + 05 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp phát hành công bố thông tin về kết quả chào bán theo quy định tại Điều 20 Nghị định 65/2022/NĐ-CP đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15. Khi đăng ký trái phiếu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, doanh nghiệp phát hành phải gửi kèm theo danh sách người sở hữu trái phiếu và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc danh sách người sở hữu trái phiếu đáp ứng đúng đối tượng mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP và quy định của pháp luật chứng khoán. Trái phiếu phải được lưu ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông qua thành viên lưu ký trước khi giao dịch, chuyển quyền sở hữu trừ trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Việc trái phiếu doanh nghiệp được đăng ký, lưu ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP và pháp luật chứng khoán, không hàm ý Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác nhận và đảm bảo cho tính hợp pháp của đợt chào bán trái phiếu của doanh nghiệp và việc thanh toán đầy đủ lãi, gốc của trái phiếu. - Các trường hơp chuyển quyền sở hữu trái phiếu đã đăng ký Việc chuyển quyền sở hữu trái phiếu đã đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện đối với các trường hợp: + Giao dịch mua bán trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Điều 16 Nghị định 65/2022/NĐ-CP. + Thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký, lưu ký, thực hiện quyền, chuyển quyền sở hữu, thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các trường hợp chuyển quyền sở hữu trái phiếu không thực hiện qua hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán. Việc thanh toán giao dịch trái phiếu không áp dụng theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm.” Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/9/2022.
Cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp phá sản được xử lý ra sao?
Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ và không thể tự chủ tài chính nữa thì bắt buộc doanh nghiệp phải mở thủ tục phá sản nhằm giảm bớt áp lực tài chính. Trong trường hợp thực hiện thủ tục phá sản để trả nợ vấn đề được đặt ra mà nhiều người thắc mắc đó là cổ phiếu và trái phiếu của doanh nghiệp sẽ được xử lý ra sao? 1. Cổ phiếu, trái phiếu được hiểu là gì? Mặt dù có tên gọi khác nhau nhưng hiện nay nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp. Xét về hình thức phát hành và bản chất thì chúng đều chứng khoán do doanh nghiệp phát hành. Cụ thể hơn thì cổ phiếu và trái phiếu được quy định như sau: (1) Cổ phiếu là gì? Hiện nay thuật ngữ cổ phiếu được khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích như sau: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. (2) Trái phiếu là gì? Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP giải thích thuật ngữ trái phiếu doanh nghiệp như sau: đây là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành. Lưu ý: Hiện nay để sở hữu được trái phiếu doanh nghiệp thì đối tượng được đầu tư phải thuộc điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP đó là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán. Theo đó, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán. Đa phần các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là các công ty đầu tư có am hiểu về thị trường chứng khoán và có nguồn vốn lớn ổn định có thể xoay xở được khi thua lỗ. 2. Điểm giống và khác nhau của cổ phiếu, trái phiếu Để có thể phân biệt được 02 loại chứng khoán này thì người đầu tư cần phải hiểu rõ mục đích, hành vi và bản chất của các loại chứng khoán này thật kỹ. Vì nếu, không nắm rõ được các quy định về các loại chứng khoán thì cá nhân, tổ chức mua sẽ phải trả giá đắc. (1) Điểm giống nhau Qua các quy định trên có thể thấy dù là cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp thì đều cùng là một phương thức để doanh nghiệp huy động vốn. Ngoài ra, cả 02 loại này cũng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu. (2) Điểm khác nhau Về bản chất: - Cổ phiếu là chứng nhận ghi nhận sự quyền sở hữu đối với tài sản của người sở hữu tại doanh nghiệp, khi cổ phiếu tăng giá hoặc sụt giá thì người mua đều có hoàn toàn trách nhiệm với cổ phiếu. - Trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu. Về chủ thể có thẩm quyền phát hành: Đối với cổ phiếu: chỉ có Công ty cổ phần có quyền phát hành cả cổ phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn không có quyền phát hành cổ phiếu. Đối với trái phiếu: công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đều có quyền phát hành trái phiếu. Tư cách chủ sở hữu Cổ phiếu: Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông của công ty cổ phần. Trái phiếu: Người sở hữu trái phiếu không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của công ty và nhận lãi suất cao từ doanh nghiệp phát hành trái phiếu. 3. Tài sản của doanh nghiệp được xử lý thế nào khi phá sản? Hiện hành quy định thuật ngữ phá sản được giải thích cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản được thể hiện qua các hình thức sau đây: (1) Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. (2) Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” Như vậy, tài sản được coi là của doanh nghiệp phải là một trong bốn loại: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản. để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì hội đồng thành viên của doanh nghiệp cần quyết định việc bán tài sản của công ty để trả nợ. Trong đó, cổ phiếu cũng được xem là một loại tài sản. Việc thanh lý tài sản dựa trên giá trị tài sản của doanh nghiệp đã được kiểm kê và xác định sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản Điều 64 Luật Phá sản 2014 bao gồm: - Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp có tại thời điểm TAND quyết định mở thủ tục phá sản. - Các khoản lợi nhuận, các tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp sẽ có việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản. - Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày TAND ra quyết định mở thủ tục phá sản. - Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của doanh nghiệp. - Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai. - Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp. - Tài sản và quyền tài sản có được do các giao dịch vô hiệu. - Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. 4. Thứ tự ưu phân chia tài sản doanh nghiệp phá sản Sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thanh lý tài sản nhằm trả các khoản nợ đã phát sinh trong quá trình hoạt động. Căn cứ Điều 54 Luật Phá sản 2014 sau khi thanh lý tài sản thì doanh nghiệp phải ưu tiên trả nợ theo thứ tự sau: - Chi phí phá sản: Là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật. - Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết. - Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. - Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản theo thứ tự ưu tiên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về: + Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên. + Chủ doanh nghiệp tư nhân. + Chủ sở hữu công ty TNHH MTV. + Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần. + Thành viên của Công ty hợp danh. Theo quy định trên, thứ tự ưu tiên trả nợ cho doanh nghiệp sau khi thanh lý tài sản đối với cổ đông là người nắm giữ cổ phiếu và chủ nợ là người nắm trái phiếu sẽ được thực hiện trả nợ như sau: Đầu tiên là đối với trái phiếu sẽ được ưu tiên trả trước vì theo thứ tự ưu tiên thanh toán cho các khoản nợ, sau đó mới tới các cổ đông nắm giữ cổ phiếu. Như vậy, doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản thì cổ phiếu của của doanh nghiệp phải được xử lý và quy đổi thành tiền để thực hiện trả nợ. Theo thứ tự ưu tiên thì doanh nghiệp cần trả nợ cho bên mua trái phiếu, phần còn dư mới tiếp tục trả cho các cổ đông còn lại.
Tổng hợp một số điểm mới của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Ngày 16/9/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP về giao dịch chào bán trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán ra thị trường quốc tế. Theo đó, nội dung của Nghị định sửa đổi một số nội dung nổi bật dành cho phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp như sau: 1. Tăng mệnh giá trái phiếu trong nước Theo đó, trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam. So với quy định trước đây tại điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam. Tức là mệnh giá của trái phiếu theo quy định mới đã được đẩy lên rất cao cụ thể là từ 100.000 đồng thành 100 triệu đồng. Điều này giúp doanh nghiệp, tổ chức có quy mô lớn và thu hút vốn đầu tư tầm cỡ thông qua việc mua trái phiếu doanh nghiệp với mệnh giá cao. 2. Bổ sung nguyên tắc phát hành trái phiếu Hiện hành bổ sung thêm 02 nguyên tắc phát hành trái phiếu vào nguyên tắc phát hành và sử dụng trái phiếu tại Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP như sau: Đối với trái phiếu đã phát hành tại thị trường trong nước, doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu quy định tại Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP khi đáp ứng các quy định sau: - Được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua; - Được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận. Thông tin về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin bất thường theo quy định tại Điều 22 Nghị định 153/2020/NĐ-CP. 3. Quyền và nghĩa vụ của người mua trái phiếu Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của nhà đầu tư mua trái phiếu tại Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP như sau: (1) Quyền lợi của nhà đầu tư mua trái phiếu Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định này; được quyền tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu. Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành. Được yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 153/2020/NĐ-CP. Được yêu cầu người bán trái phiếu cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định tại Nghị định này khi mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp. (2) Nghĩa vụ của nhà đầu tư mua trái phiếu Tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành; hiểu rõ điều kiện, điều khoản trái phiếu và các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành trước khi quyết định mua và giao dịch trái phiếu. Hiểu rõ về các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư, giao dịch trái phiếu; hiểu rõ và đảm bảo tuân thủ quy định về đối tượng nhà đầu tư, giao dịch trái phiếu. Tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư và giao dịch trái phiếu. Trước khi mua trái phiếu (cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp), nhà đầu tư phải ký văn bản xác nhận đã thực hiện các quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP và tự chịu trách nhiệm đối với quyết định mua trái phiếu của mình sau khi ký văn bản xác nhận này. Thực hiện giao dịch trái phiếu không được bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dưới mọi hình thức. Khi bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp phải cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành. Chi tiết Nghị định Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngày 16/9/2022.
Thông tư 16/2021: Ngân hàng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi nợ xấu dưới 3%.
Ngày 10/11/2021 vừa qua, Thông tư 16/2021/TT-NHNN do Ngân hàng nhà nước ban hành quy định thay thế cho Thông tư 22/2016/TT-NHNN, Thông tư 15/2018/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp...đáng chú ý là việc các ngân hàng chỉ được mua trái phiếu khi nợ xấu dưới 3%. Ngân hàng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi nợ xấu dưới 3% - Minh họa Theo Điều 4 Thông tư 16, các tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, Thông tư 16 còn quy định, trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán khi đáp ứng các yêu cầu sau: -Là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo đúng quy định của pháp luật; -Được phát hành bằng đồng Việt Nam; -Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán, chưa đến hạn thanh toán hết gốc, lãi và bên bán cam kết trái phiếu doanh nghiệp không có tranh chấp, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng đang mua bán có kỳ hạn, chiết khấu, tái chiết khấu. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp: -Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp phát hành; -Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác; -Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động. Thông tư 16 có hiệu lực từ ngày 15/01/2022./. Theo VOV.
Thắc mắc về công bố thông tin khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Khi thực hiện công bố thông tin để phát hành trái phiếu riêng lẻ theo nghị định 163/2018/NĐ-CP, công ty có trình bày các nội dung theo Phụ lục của NĐ, trong đó có nội dung: "I. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ ĐỢT PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU 1. Doanh nghiệp phát hành: 2. Ông/Bà: …………………………………… Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty 3. Ông/Bà: ………………………………….... Chức vụ: Giám đốc (Tổng giám đốc) 4. Ông/Bà: …………………………………… Chức vụ: Kế toán trưởng (Giám đốc Tài chính) 5. Ông/Bà: …………………………………… Chức vụ: Trưởng ban kiểm soát Chúng tôi cam kết rằng các thông tin và số liệu trong Bản công bố thông tin này là chính xác, phù hợp với thực tế hoặc đã được điều tra, thu thập một cách hợp lý." Như vậy, tại cuối bản công bố thông tin, ở phần [KÝ VÀ ĐÓNG DẤU CỦA DOANH NGHIỆP PHÁT HÀNH], thì chỉ cần chữ ký của Đại diện pháp luật của Doanh nghiệp hay cần phải đầy đủ chữ ký của những người có trách nhiệm nêu trên để phù hợp với nghị định. Nhờ các luật sư tư vấn cho doanh nghiệp về vấn đề nêu trên.
Quy định về mẫu Chứng chỉ trái phiếu do Doanh nghiệp phát hành
Công ty em phát hành trái phiếu doanh nghiệp. LS cho em hỏi, quy định về nội dung chứng chỉ trái phiếu với ạ. Có cần phải đảm bảo những nội dung nào tương tự như quy định về cổ phiếu không ạ?