Quy định về Vùng biển Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Biển Việt Nam 2012 thì vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Trong đó: - Nội thủy: Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. - Lãnh hải: Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. - Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. - Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. - Thềm lục địa: Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.
7 khái niệm cần hiểu rõ để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
Để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, cần phải hiểu rõ 7 khái niệm sau: Nội thủy, Đường cơ sở, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa, Quyền tài phán của quốc gia ven biển. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển nước ta được quy định thành 5 vùng: Nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa. Ngoài khái niệm về 5 vùng trên, trong bài dưới đây sẽ đề cập thêm về khái niệm “Đường cơ sở” và “Quyền tài phán của quốc gia ven biển”. Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam được quy định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam 2012 1. Nội thủy Nội thủy của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền. 2. Đường cơ sở Theo quy định của Luật Biển Việt Nam, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. 3. Lãnh hải Lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hướng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tàu quân sự nước ngoài thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam. 4. Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. 5. Vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam hợp với lãnh hải thành vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Nhà nước thực hiện chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; thực hiện quyền chủ quyền về các hoạt động khai thác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; thực hiện quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam. 6. Thềm lục địa Thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thằm dò, khai thác tài nguyên. Quyền này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa Việt Nam nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam mà không làm phương hại đến chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam. 7. Quyền tài phán Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển được quy định, cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó. (Theo ANTĐ)
Thắc mắc về vấn đề chủ quyền biển Đông tại kỳ họp chất vấn?
Sáng hôm qua, ngày 18/11, tại phiên họp chất vấn Thủ tướng Chính phủ, trước nhiều câu hỏi của các Đại biểu Quốc hội liên quan đến tình hình biển Đông và quan hệ Việt – Trung. Thủ tướng đã nhấn mạnh rằng: “Chính phủ đã nhiều lần trình bày với Quốc hội và quan điểm, lập trường chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là rõ ràng, nhất quán, cơ bản phù hợp, đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng còn không ít khó khăn thách thức. Chúng ta cần tiếp tục kiên định, kiên trì thực hiện sáng tạo, hiệu quả các lập trường, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về các vấn đề mà các đại biểu đã nêu tại Hội trường Quốc hội. Chúng ta chân thành, làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển với Trung Quốc trên các tất cả lĩnh vực.” Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia theo đúng chủ trương, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển 1982; các cam kết khu vực, nhất là DOC, tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời với phát triển kinh tế- xã hội là tăng cường quốc phòng-an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, bảo đảm an ninh chính trị và trật trự an toàn xã hội; tăng cường khối đại đoàn kết và sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc; tranh thủ sự đồng tỉnh, ủng hộ của cộng đồng quốc tế về chân lý, lẽ phải của chúng ta; gìn giữ hoà bình ổn định để tạo môi trường, điều thuận lợi cho phát triển và bảo vệ đất nước. Mình có thắc mắc rằng, liệu chúng ta chân thành hợp tác, quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực là điều tốt khi mà tình hình chủ quyền biển Đông hiện nay của chúng ta đang căng thẳng?
Luật sư nào sẵn sàng đứng ra bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Có lẽ đây là vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ là cũ, khi mà Trung Quốc vẫn đang hăm he và càng ngày có những hành động cố tình xâm chiếm các huệyn đảo của Việt Nam ở Hoàng sa và Trường sa nhưng chúng ta lại không có hành động gì nổi bật mà chỉ có đưa tin rồi thông báo phản đối mà thôi. Ngược lại với Việt Nam, Philippines sẵn sàng đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế và có những hành động cụ thể để phản đối các hành vi của Trung Quốc. Một câu hỏi được đặt ra là luật sư nào sẵn sàng đứng ra đại diện và tham gia vụ kiện đòi chủ quyền nếu có thể? Trong buổi họp tổng kết chào mừng ngày truyền thống luật sư Việt Nam 10/10 cũng là ngày cách đây 68 năm Bác Hồ ký Sắc lệnh số 46/SL vào ngày 10/10/1945, quy định về luật sư và tổ chức luật sư đầu tiên ở nước Việt Nam độc lập. Trong phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và trong chia sẻ của người trong ngành đều nhấn mạnh vai trò của luật sư trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đáp lại ý kiến này, Chủ tịch Liên đoàn luật sư VN Lê Thúc Anh cho biết Liên đoàn luật sư VN đã thành lập một ban biển đảo để nghiên cứu về mặt pháp lý, khi được Chính phủ yêu cầu, chúng tôi sẽ tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, căn cứ pháp luật và thông lệ quốc tế. Nếu cần thiết phải tham gia những phiên tòa quốc tế thì các luật sư Việt Nam cũng sẵn sàng. Vừa rồi cũng đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, trang bị cho đội ngũ luật sư các kiến thức về biển. Trong hai năm gần đây, trước các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo, Liên đoàn luật sư VN cũng đã có hai bản tuyên bố được nhân dân ủng hộ, hoan nghênh. Hy vọng rằng trong tương lai gần sắp tới đội ngũ luật sư này có thể tham gia tranh tụng nếu như vụ kiện xảy ra, và đủ bản lĩnh để khẳng định chủ quyền biển đảo của nước ta. Bên cạnh đó, Thủ tướng mong các luật sư trau dồi kỹ năng tranh tụng, đặc biệt là tranh tụng quốc tế để tham gia tích cực và hiệu quả hơn trong những tranh chấp thương mại quốc tế mà phần nhiều là bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp VN. "Cho đến nay, VN đã và đang đối mặt với 76 vụ kiện về phòng vệ thương mại, rất cần một số lượng lớn các luật sư chuyên sâu về thương mại, đầu tư để tham gia tranh tụng", Thủ tướng nói. Theo Vietnamnet
Quy định về Vùng biển Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Biển Việt Nam 2012 thì vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Trong đó: - Nội thủy: Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. - Lãnh hải: Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. - Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. - Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. - Thềm lục địa: Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.
7 khái niệm cần hiểu rõ để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
Để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, cần phải hiểu rõ 7 khái niệm sau: Nội thủy, Đường cơ sở, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa, Quyền tài phán của quốc gia ven biển. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển nước ta được quy định thành 5 vùng: Nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa. Ngoài khái niệm về 5 vùng trên, trong bài dưới đây sẽ đề cập thêm về khái niệm “Đường cơ sở” và “Quyền tài phán của quốc gia ven biển”. Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam được quy định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam 2012 1. Nội thủy Nội thủy của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền. 2. Đường cơ sở Theo quy định của Luật Biển Việt Nam, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. 3. Lãnh hải Lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hướng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tàu quân sự nước ngoài thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam. 4. Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. 5. Vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam hợp với lãnh hải thành vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Nhà nước thực hiện chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; thực hiện quyền chủ quyền về các hoạt động khai thác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; thực hiện quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam. 6. Thềm lục địa Thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thằm dò, khai thác tài nguyên. Quyền này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa Việt Nam nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam mà không làm phương hại đến chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam. 7. Quyền tài phán Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển được quy định, cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó. (Theo ANTĐ)
Thắc mắc về vấn đề chủ quyền biển Đông tại kỳ họp chất vấn?
Sáng hôm qua, ngày 18/11, tại phiên họp chất vấn Thủ tướng Chính phủ, trước nhiều câu hỏi của các Đại biểu Quốc hội liên quan đến tình hình biển Đông và quan hệ Việt – Trung. Thủ tướng đã nhấn mạnh rằng: “Chính phủ đã nhiều lần trình bày với Quốc hội và quan điểm, lập trường chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là rõ ràng, nhất quán, cơ bản phù hợp, đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng còn không ít khó khăn thách thức. Chúng ta cần tiếp tục kiên định, kiên trì thực hiện sáng tạo, hiệu quả các lập trường, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về các vấn đề mà các đại biểu đã nêu tại Hội trường Quốc hội. Chúng ta chân thành, làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển với Trung Quốc trên các tất cả lĩnh vực.” Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia theo đúng chủ trương, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển 1982; các cam kết khu vực, nhất là DOC, tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời với phát triển kinh tế- xã hội là tăng cường quốc phòng-an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, bảo đảm an ninh chính trị và trật trự an toàn xã hội; tăng cường khối đại đoàn kết và sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc; tranh thủ sự đồng tỉnh, ủng hộ của cộng đồng quốc tế về chân lý, lẽ phải của chúng ta; gìn giữ hoà bình ổn định để tạo môi trường, điều thuận lợi cho phát triển và bảo vệ đất nước. Mình có thắc mắc rằng, liệu chúng ta chân thành hợp tác, quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực là điều tốt khi mà tình hình chủ quyền biển Đông hiện nay của chúng ta đang căng thẳng?
Luật sư nào sẵn sàng đứng ra bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Có lẽ đây là vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ là cũ, khi mà Trung Quốc vẫn đang hăm he và càng ngày có những hành động cố tình xâm chiếm các huệyn đảo của Việt Nam ở Hoàng sa và Trường sa nhưng chúng ta lại không có hành động gì nổi bật mà chỉ có đưa tin rồi thông báo phản đối mà thôi. Ngược lại với Việt Nam, Philippines sẵn sàng đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế và có những hành động cụ thể để phản đối các hành vi của Trung Quốc. Một câu hỏi được đặt ra là luật sư nào sẵn sàng đứng ra đại diện và tham gia vụ kiện đòi chủ quyền nếu có thể? Trong buổi họp tổng kết chào mừng ngày truyền thống luật sư Việt Nam 10/10 cũng là ngày cách đây 68 năm Bác Hồ ký Sắc lệnh số 46/SL vào ngày 10/10/1945, quy định về luật sư và tổ chức luật sư đầu tiên ở nước Việt Nam độc lập. Trong phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và trong chia sẻ của người trong ngành đều nhấn mạnh vai trò của luật sư trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đáp lại ý kiến này, Chủ tịch Liên đoàn luật sư VN Lê Thúc Anh cho biết Liên đoàn luật sư VN đã thành lập một ban biển đảo để nghiên cứu về mặt pháp lý, khi được Chính phủ yêu cầu, chúng tôi sẽ tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, căn cứ pháp luật và thông lệ quốc tế. Nếu cần thiết phải tham gia những phiên tòa quốc tế thì các luật sư Việt Nam cũng sẵn sàng. Vừa rồi cũng đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, trang bị cho đội ngũ luật sư các kiến thức về biển. Trong hai năm gần đây, trước các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo, Liên đoàn luật sư VN cũng đã có hai bản tuyên bố được nhân dân ủng hộ, hoan nghênh. Hy vọng rằng trong tương lai gần sắp tới đội ngũ luật sư này có thể tham gia tranh tụng nếu như vụ kiện xảy ra, và đủ bản lĩnh để khẳng định chủ quyền biển đảo của nước ta. Bên cạnh đó, Thủ tướng mong các luật sư trau dồi kỹ năng tranh tụng, đặc biệt là tranh tụng quốc tế để tham gia tích cực và hiệu quả hơn trong những tranh chấp thương mại quốc tế mà phần nhiều là bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp VN. "Cho đến nay, VN đã và đang đối mặt với 76 vụ kiện về phòng vệ thương mại, rất cần một số lượng lớn các luật sư chuyên sâu về thương mại, đầu tư để tham gia tranh tụng", Thủ tướng nói. Theo Vietnamnet