DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sự khác biệt giữa công ty quản lý nợ và đòi nợ thuê

Hiện nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa công ty quản lý nợ và đòi nợ thuê khi 2 loại hình doanh nghiệp này trên thị trường có cách hoạt động khá tương đồng nhau. 
 
Tuy nhiên, lầm tưởng này có thể dẫn đến việc người vay nợ trả nợ cho doanh nghiệp hoạt động bất hợp pháp với lãi suất cao mà không phải doanh nghiệp thu hồi nợ đúng quy định pháp luật.
 
su-khac-biet-giua-cong-ty-quan-ly-no-va-doi-no-thue
 
1. Nội dung hoạt động của công ty quản lý nợ và đòi nợ thuê
 
* Công ty quản lý nợ 
 
Theo khoản 1 Điều 10 Quyết định 1390/2001/QĐ-NHNN quy định hoạt động chủ yếu của công ty quản lý nợ là tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng bao gồm : 
 
- Nợ có tài sản bảo đảm và nợ không có tài sản bảo đảm. 
 
- Tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản Toà án giao ngân hàng).
 
Liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất.
 
* Công ty đòi nợ thuê
 
Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 thì kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê chính là ngành nghề bị cấm kinh doanh.
 
Dù vậy, hiện nay loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ vẫn hoạt động trái phép, theo đó công ty đòi nợ thuê sẽ sẽ hoạt động dưới dạng là công ty luật chuyên xử lý nợ xấu của ngân hàng, công ty tài chính bằng nhiều hình thức khác nhau, thậm chí là đe dọa, khủng bố người nợ.
 
=> Khác biệt giữa 2 công ty
 
Công ty quản lý nợ được hoạt động hợp pháp với các khoản vay của tổ chức tín dụng và được đảm bảo cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước, còn đối với công ty đòi nợ thuê là một tổ chức biệt lập hoạt động trái phép để thu hồi nợ giùm bên thuê.
 
2. Chủ thể hoạt động của công ty quản lý nợ và đòi nợ thuê
 
* Công ty quản lý nợ 
 
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (sau đây gọi tắt là Công ty) là Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có, được thành lập theo Quyết định số ngày tháng năm của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại. 
 
Công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm nợ vay một cách hợp pháp và đúng quy định pháp luật về việc thu hồi nợ của ngân hàng.
 
* Công ty đòi nợ thuê
 
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ hoặc mua nợ với tư cách pháp nhân hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu tập trung thu hồi nợ.
 
Trường hợp dịch vụ mua nợ Được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép chấp thuận hoạt động mua nợ  và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Trường hợp bán nợ thì không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.
 
=> Điểm khác biệt giữa 2 công ty
 
Đối với công ty quản lý nợ thì hoạt động kinh doanh quản lý nợ được hình thành từ việc thu hồi nợ của ngân hàng thương mại và chỉ kết thúc hoạt động khi đã thực hiện xong công việc. Đối với công ty đòi nợ thuê thì hoạt động chính từ khi thành lập doanh nghiệp là mục đích đòi nợ thuê.
 
3. Quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý nợ và đòi nợ thuê
 
* Công ty quản lý nợ 
 
Căn cứ Điều 9 Quyết định 1390/2001/QĐ-NHNN quy định quyền và nghĩa vụ của Công ty quản lý nợ trong hoạt động kinh doanh như sau:
 
- Sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực khác được ngân hàng thương mại giao.
 
- Thực hiện những nội dung hoạt động quy định tại Điều lệ này.
 
- Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
 
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với NLĐ theo quy định của Bộ luật lao động 2019, bảo đảm cho người lao động quyền tham gia quản lý.
 
- Chịu trách nhiệm trước ngân hàng thương mại, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
 
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của ngân hàng thương mại.
 
* Công ty đòi nợ thuê
 
Đối với hoạt động mua bán nợ hiện nay đã bị hết hiệu lực và không còn quy định nào về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê hay mua bán nợ, vì vậy những công ty kinh doanh hoạt động loại hình dịch vụ này trên thị trường hiện nay là phi pháp.
  •  2811
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…