DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khi nào công ty TNHH được tăng vốn điều lệ

Vốn điều lệ là một thuật ngữ kinh tế được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp. Vốn điều lệ là một yếu tố cực kỳ quan trọng tạo nên sự cốt lõi của doanh nghiệp. Đặc biệt là công ty TNHH hai thành viên, việc tăng vốn điều sẽ giúp loại hình doanh nghiệp này phát triển mạnh hơn bằng việc thu hút vốn đầu tư qua việc góp vốn. Vậy, khi nào thì công ty TNHH được tăng vốn điều lệ? 
 
khi-nao-cong-ty-tnhh-duoc-tang-von-dieu-le
 
1. Vốn điều lệ là gì?
 
Vốn điều lệ có thể hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
 
Thuật ngữ này được khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
 
2. Khi nào vốn điều lệ công ty TNHH được tăng?
 
Khi nhắc đến công ty TNHH thì đó chính là công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đây là là doanh nghiệp có từ 02 - 50 thành viên là tổ chức, cá nhân, các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, phần vốn góp của thành viên có thể được chuyển nhượng
 
Công ty TNHH có thể tăng, giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô cũng như số lượng thành viên của mình nếu thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020.
 
Theo đó, công ty TNHH có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
 
Thứ nhất: Tăng vốn góp của thành viên, trong trường hợp thành viên muốn gia tăng số vốn góp của mình thì đối tượng này có thể góp thêm tài sản của mình vào cùng với số vốn ban đầu.
 
Thứ hai: Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới, trường hợp công ty TNHH 02 thành viên có tiếp nhận thêm thành viên mới nhưng không quá 50 người thì xem như được tăng vốn điều lệ.
 
3. Nguyên tắc chia góp vốn
 
Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020
 
Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
 
4. Mục đích của việc tăng vốn điều lệ
 
Tăng vốn điều lệ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đây cũng là một trong những hình thức thu hút đầu tư vốn thông qua việc góp vốn của thành viên công ty. Qua đó, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh thì việc tăng vốn điều lệ có thể thực hiện:
 
- Tăng về hạn mức vay của ngân hàng.
 
- Tăng mức vốn để thực hiện đầu tư, kinh doanh.
 
- Tăng mức độ tin cậy của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, bên đối tác.
 
- Tăng về tính ổn định và sự phát triển của doanh nghiệp.
 
- Hạn chế về sự thâu tóm đối với một số cổ đông/ thành viên ở trong doanh nghiệp.
 
- Sẽ góp phần bảo đảm sự an toàn về pháp lý ở trong hoạt động mở rộng về thị trường, đầu tư hoạt động kinh doanh,…
 
Trước kia, chưa có quy định về việc loại hình này tăng vốn điều lệ vì thế để phát triển nền kinh tế. Hiện hành đã cho phép công ty TNHH hai thành viên có thể tăng vốn điều lệ nếu thuộc trường hợp tăng vốn góp của thành viên hay thành viên mới gia nhập. Qua đó, tăng vốn điều lệ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc phát triển kinh doanh của mình. 
  •  2973
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…