DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 02/2015

Avatar

 

1/ Thông36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó:

- Quy định về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu như sau:

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ: Từng tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ 9%.

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất: Tổ chức tín dụng có công ty con, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất 9%.

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%.

- Giới hạn cấp tín dụng: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/02/2015 và thay thế Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN; Thông tư 15/2009/TT-NHNN; Thông tư 13/2010/TT-NHNN; Thông tư 19/2010/TT-NHNN và Thông tư 22/2011/TT-NHNN

 

 

2/ Thông tư 53/2014/TT-BCT quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh bia. Theo đó:

-    Cơ sở sản xuất bia phải đảm bảo yêu cầu về địa điểm sản xuất, nhà xưởng, hệ thống cung cấp nước sản xuất, hệ thống cung cấp hơi nước, nhiệt và khí nén, hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải, .Hệ thống kho, Hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm

-    Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm còn hiệu lực do các cơ quan, đơn vị có chức năng được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện.

-    Đối với cơ sở kinh doanh bia, khu vực bày bán, bảo quản, chứa đựng sản phẩm phải luôn khô ráo, sạch sẽ, bảo đảm không làm thay đổi đặc tính của sản phẩm, không bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại, tạp chất hay các vi sinh vật gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.

-     Nhân viên xuất bán bia phải được trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân theo quy định, thực hiện thay găng tay sạch hoặc sát khuẩn tay trước khi chiết rót bia hơi.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 03/02/2015.

 

3/ Thông tư 47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đó:

-    Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục và phân cấp cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

-    Quy định quản lý các cơ sở dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau:

+ Cơ sở có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Cơ sở có quy mô kinh doanh từ 50 - 200 suất ăn/lần phục vụ: Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh

+ Cơ sở có quy mô kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ; kinh doanh thức ăn đường phố: Trạm y tế xã, phường, thị trấn 

-    Quy định trình tự, thủ tục xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/02/2015.

 

4/ Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Theo đó:

-    Quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn thẩm định giá.

-    Giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

+ Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy;

+ Thời gian công tác từ 5 (năm) năm trở lên trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá

+ Trường hợp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá, ngoài những yêu cầu trên thì thẩm định viên phải có tối thiểu 7 (bảy) năm kinh nghiệm hành nghề thẩm định giá.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/02/2015 và thay thế Quyết định 87/2008/QĐ-BTC.

 

5/ Nghị định 01/2015/NĐ-CP quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Theo đó:

-    Mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động: Cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa; cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa; cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế; cửa khẩu cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; bưu điện quốc tế; khu vực ngoài cửa khẩu; khu vực, địa điểm khác.

-    Bổ sung quy định trách nhiệm, nội dung phối hợp: cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, công an, quản lý thị trường thực hiện các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu khi có yêu cầu.

Nghị định có hiệu lực từ 16/02/2015 và thay thế Nghị định 107/2002/NĐ-CP.

 

  •  4848
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…