29/11/2023 11:39

Thế nào là xe tự chế? Sử dụng xe tự chế có bị phạt không?

Thế nào là xe tự chế? Sử dụng xe tự chế có bị phạt không?

Tôi muốn hỏi thế nào là xe tự chế? Sử dụng xe tự chế có bị phạt không?_Hữu Sơn(Cà Mau)

Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Thế nào là xe tự chế?

Xe tự chế được hiểu là loại xe không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật được sản xuất, lắp đặt trái quy định tham gia giao thông bao gồm:

- Xe công nông, (còn được gọi là xe đầu ngang, xe độ chế, xe bục bịch, …) là xe được lắp ráp từ các động cơ điezen một xi lanh và tận dụng các tổng thành ô tô.

- Xe máy kéo nhỏ phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp thường có tính năng đa dụng như: làm đất, bơm nước, phát điện, vận chuyển, …

- Xe thô sơ 3 bánh, xe 4 bánh, trừ xe 3 bánh dùng làm phương tiện của thương binh, xe tự chế cho người tàn tật, có đăng ký, biển số.

(Theo quy định tại Nghị quyết 32/2007/NQ-CP được hướng dẫn bởi Chỉ thị 1405/CT-TTgCông văn 4642/BGTVT-VT)

2. Sử dụng xe tự chế có bị phạt không?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 thì việc đưa đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật là hành vi bị nghiêm cấm tham gia giao thông đường bộ.

Theo đó, tại Điều 16,  Điều 17 và Điều 18 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi sử dụng xe tự chế trái quy định tham gia giao thông như sau:

Đối với người điều khiển mô tô,  xe gắn máy

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;

+ Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

- - Ngoài ra, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm hành vi trên còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung cụ thể:

+ Bị tịch thu phương tiện;

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Đối với người điều khiển xe ô tô

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đền 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo, rơ moóc và sơ mi rơ moóc được kéo theo).

- Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô vi phạm hành vi trên còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung cụ thể:

+ Bị tịch thu phương tiện (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách)

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe chuyên dùng

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe hoạt động không đúng phạm vi quy định;

+ Điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo trái quy định tham gia giao thông;.

- Ngoài ra, người điều khiển xe máy kéo, xe chuyên dùng vi phạm hành vi trên còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung cụ thể:

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.

3. Chạy xe tự chế gây tai nạn bị xử lý thế nào?

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Theo quy định tại Điều 262 Bộ luật Hình sự 2015 đươc sửa đổi bởi Khoản 74 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 thì hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn gây tai nạn bị xử lý như sau:

- Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Làm chết 02 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Làm chết 03 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, người gây ra tai nạn còn phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo quy định tại Điều 590 và Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể:

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

- Thiệt hại khác do luật quy định.

Như vậy người sử dụng xe tự chế trái quy định sẽ bị xử lý như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng tùy theo loại phương tiện.

+ Tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

+ Tịch thu phương tiện.

- Xử lý hình sự nếu gây tai nạn

+ Có thể bị phạt tiền 20.000.000 -100.000.000 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 10 năm tùy theo mức độ và hậu quả.

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 đến 05 năm.

+ Bồi thường thiệt hại về người và tài sản.

Trân trọng!

Hứa Lê Huy
10525

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn