10/11/2023 17:37

Người xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có được coi là tác giả không?

Người xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có được coi là tác giả không?

Em là sinh viên Luật đang học môn sở hữu trí tuệ, thư viện pháp luật cho em hỏi là văn bản pháp luật có người soạn và được thông qua để ban hành, vậy người soạn văn bản có thể được coi là tác giả của văn bản pháp luật đó không? Hà Yên - Yên Bái

Chào chị, Ban tư vấn xin được giải đáp như sau:

1. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì "Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật "

Như vậy, ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần:

+ Ban hành đúng thẩm quyền

+ Ban hành đúng hình thức

+ Ban hành đúng trình tự, thủ tục

Thông thường, một cá nhân không thể có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và trãi nghiệm để tự ban một hành văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thường trải qua nhiều giai đoạn để có thể được áp dụng vào đời sống xã hội một cách hiệu quả.

2. Cơ quan nào có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Căn cứ Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sửa đổi bổ sung 2020 thì các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm:

- Hiến pháp, Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

- Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Có thể thấy theo quy định pháp luật hiện nay, thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc về các cơ quan nhà nước. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể do một cơ quan ban hành hoặc do nhiều cơ quan cùng phối hợp với nhau ban hành.

3. Người xây dựng văn bản quy phạm  pháp luật có được coi là tác giả không? 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sỡ hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 thì có thể hiểu quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả trong Luật sở hữu trí tuệ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân trong Luật sở hữu trí tuệ có thể hiểu là quyền của tác giả đối việc đặt tên, công bố, và nội dung tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do mình tạo ra, quyền tài sản có thể hiểu là quyền được khai thác sinh lợi, từ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học của mình.

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 17/2023/NĐ-CP về đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

Điều 8. Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

...

2. Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

...

Như vậy, mặc dù văn bản quy phạm pháp luật có đầy đủ tính chất và điều kiện để đăng ký quyền tác giả nhưng người xây dựng văn bản không được coi là tác giả của văn bản quy phạm pháp luật đó.

Nguyễn Ngọc Diện
964

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn