23/12/2024 10:15

Mục đích của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? Đại biểu Quốc hội có vị trí, vai trò thế nào?

Mục đích của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? Đại biểu Quốc hội có vị trí, vai trò thế nào?

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 với mục đích gì? Đại biểu Quốc hội có vị trí, vai trò thế nào?

Mục đích của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? 

Ngày 5/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, nhấn mạnh: “Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình.” Người cũng khuyến khích: “Khuyên đồng bào nam nữ 18 tuổi trở lên hôm nay tất cả đều đi bỏ phiếu, để bầu những người đại biểu xứng đáng, vào Quốc hội đầu tiên của nước ta.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu:

"Ngày mai mồng 6 tháng giêng năm 1946.

Ngày mai là một ngày sẽ đưa Quốc dân ta lên con đường mới mẻ.

Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mại là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình.

Ngày mai, dân ta sẽ tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: về mắt trận quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một là phiếu cũng có sức lực như một viên đạn.

Ngày mai, Quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam ta đã:

Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ,

Kiên quyết chống bọn thực dân,

…”

Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, bằng cả ý chí sắt đá của một dân tộc quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do vừa giành được, và bằng cả niềm vui sướng cao độ háo hức chuẩn bị chờ đợi bấy lâu nay, toàn thể nhân dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt gái trai, già trẻ đã dành trọn cho ngày lịch sử vĩ đại - ngày 6-1-1946: toàn dân đi bỏ phiếu, bầu đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Đây là sự kiện quan trọng diễn ra chỉ hơn 4 tháng sau Lễ Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đây là lần đầu tiên người dân Việt Nam thực hiện quyền làm chủ trong một quốc gia theo chính thể Cộng hòa - Dân chủ.

Như vậy, mục đích của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 bầu đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo.

Đại biểu Quốc hội có vị trí, vai trò thế nào?

Theo quy định tại Điều 21 Luật tổ chức Quốc hội 2014 như sau:

Điều 21. Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội

1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.

2. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

3. Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội

Như vậy, đại biểu Quốc hội có vai trò là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân tại đơn vị bầu cử và trên phạm vi cả nước, thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Theo đó, đại biểu chịu trách nhiệm trước cử tri và Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời bình đẳng trong thảo luận, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Tiêu chuẩn để trở thành đại biểu Quốc hội là gì?

Theo quy định tại Điều 22 Luật tổ chức Quốc hội 2014 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội như sau:

- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Bổ sung

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Nguyễn Ngọc Trầm
68

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]