Nội dung nổi bật của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015

17/12/2015 17:13 PM

Từ ngày 01/01/2016, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo đó, có những nội dung nổi bật sau:

Nguyễn Lời
1. Bổ sung 02 đơn vị hành chính

Bổ sung 02 đơn vị hành chính: thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nhằm cụ thể hóa Điều 110 Hiến pháp 2013.

2. Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính

- Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Việt Nam quy định tại Điều 2 của Luật này.

- Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.

- Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.

3. Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính

- Sau khi lấy ý kiến cử tri về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, nếu có trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn tán thành thì cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi HĐND ở các đơn vị hành chính, có liên quan để lấy ý kiến.

- Trên cơ sở ý kiến của cử tri địa phương, dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do cơ quan chịu trách nhiệm gửi đến, HĐND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh có liên quan thảo luận, biểu quyết về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính theo trình tự từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh.

- Nghị quyết của HĐND cấp xã về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được gửi đến HĐND cấp huyện; nghị quyết của HĐND cấp huyện được gửi đến HĐND cấp tỉnh; nghị quyết của HĐND cấp tỉnh được gửi đến Bộ Nội vụ để tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền quyết định.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố trực thuộc trung ương

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 của Luật này.

- Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc.

- Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền.

- Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật.

- Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.

5. Cơ cấu tổ chức của HĐND thành phố trực thuộc trung ương

- HĐND thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu HĐND thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

+ Thành phố trực thuộc trung ương có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá chín mươi lăm đại biểu;

+ Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được bầu một trăm linh năm đại biểu.

- Thường trực HĐND thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch HĐND, hai Phó Chủ tịch HĐND, các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND và Chánh Văn phòng HĐND thành phố trực thuộc trung ương.

Chủ tịch HĐND thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

- HĐND thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội, Ban đô thị.

Ban của HĐND thành phố trực thuộc trung ương gồm có Trưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND do HĐND thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

Trưởng ban của HĐND thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của HĐND thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

- Các đại biểu HĐND thành phố trực thuộc trung ương được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu HĐND .

Số lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu HĐND do Thường trực HĐND thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

6. Tiêu chuẩn của đại biểu HĐND

- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

-Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của HĐND.

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

7. Điều động, cách chức Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND

- Thủ tướng quyết định điều động Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định điều động Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp.

- Thủ tướng quyết định cách chức Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định cách chức Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp khi Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Người được điều động hoặc bị cách chức chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND kể từ khi quyết định điều động, cách chức có hiệu lực.

- Người đã quyết định điều động, cách chức Chủ tịch UBND giao quyền Chủ tịch UBND; thông báo cho Hội đồng nhân dân về việc điều động, cách chức Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, giao quyền Chủ tịch UBND để Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND mới tại kỳ họp gần nhất.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 16,536

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác
VĂN BẢN NỔI BẬT MỚI CẬP NHẬT
  • 08:55 | 27/11/2024 Thông tư 72/2024/TT-BCA ngày 13/11/2024 quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông
  • 08:50 | 27/11/2024 Thông tư 87/2024/TT-BCA ngày 21/11/2024 quy định quản lý, sử dụng kinh phí đối với công tác biên soạn từ điển và bách khoa thư trong Công an nhân dân
  • 08:40 | 27/11/2024 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT ngày 15/11/2024 về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ
  • 08:00 | 27/11/2024 Công văn 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 về nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025
  • 16:35 | 26/11/2024 Thông tư 24/2024/TT-BTNMT ngày 26/11/2024 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia
  • 16:30 | 26/11/2024 Thông tư 22/2024/TT-BTNMT ngày 26/11/2024 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng không sử dụng
  • 16:25 | 26/11/2024 Thông tư 23/2024/TT-BTNMT ngày 26/11/2024 quy định kỹ thuật lập hành lang bảo vệ nguồn nước
  • 16:20 | 26/11/2024 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT ngày 21/11/2024 quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm
  • 16:00 | 26/11/2024 Công điện 120/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
  • 14:30 | 26/11/2024 Chỉ thị 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
172.71.190.207

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]