1. Phạm vi áp dụngLuật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của KTNN (KTNN); nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng KTNN), Kiểm toán viên nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động KTNN.
2. Đối tượng kiểm toán của KTNNĐối tượng kiểm toán của KTNN là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán.
3. Chuẩn mực KTNNTổng KTNN sẽ xây dựng và ban hành hệ thống Chuẩn mực KTNN theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thay vì dựa trên quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như trước đây.
4. Giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm toánBáo cáo kiểm toán của KTNN sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
5. Chức năng của KTNNKTNN có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
6. Tăng thêm nhiệm vụ của KTNN - KTNN quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và trước khi thực hiện chỉ báo cáo với Quốc hội, thay vì cả với Chính phủ như trước đây.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- KTNN xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của KTNN.
- KTNN có nhiệm vụ giải trình về kết quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định của pháp luật.
- KTNN Tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
7. Quyền hạn của KTNNKTNN sẽ có thêm quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.
8. Các quy định đối với chức danh Tổng KTNN có một số điểm đáng chú ý sau:- Tổng KTNN là người đứng đầu KTNN, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của KTNN.
- Tổng KTNN do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Nhiệm kỳ của Tổng KTNN là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội, Tổng KTNN có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tục.
- Tổng KTNN có thêm trách nhiệm:
+ Trình bày báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trước Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm toán của KTNN.
9. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán trong thời gian giải quyết khiếu nạiTrong thời gian giải quyết khiếu nại, đơn vị được kiểm toán vẫn phải thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN, trừ trường hợp Tổng KTNN, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN.
10. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến đơn vị được kiểm toánKhiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến đơn vị được kiểm toán như sau:
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán, đơn vị được kiểm toán có quyền khiếu nại với Tổng KTNN về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kiểm toán, đơn vị được kiểm toán có quyền khiếu nại với Tổng KTNN về đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán khi có căn cứ cho rằng kết quả kiểm toán đó là trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị.
- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại.
- Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, luật sư, trợ giúp viên pháp lý, việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và các hành vi bị cấm thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại.